Thời gian nước xiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 1. Ngày còn nhỏ, tôi có thói quen giành phần xé lịch trong nhà mỗi buổi sáng. Và cứ mỗi khi nhìn thấy tờ lịch cuối cùng, lòng tôi lại nôn nao sung sướng bởi biết rằng Tết sắp đến rồi. Tết đến nghĩa là tôi sẽ được nghỉ học, được mẹ may cho quần áo mới, được ăn những món ăn mà ngày thường có nằm mơ cũng chẳng thấy. Nhưng thích nhất vẫn là được người lớn lì xì (ở quê tôi người ta gọi bằng từ “phát vốn”) để có tiền mua những cuốn sách yêu thích, ngoài sách giáo khoa mà mẹ mua cho. 
  Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Sau này lớn lên, rồi lập gia đình, tôi vẫn giữ thói quen xé lịch hàng ngày. Cái cảm giác nôn nao sung sướng thủa nào vẫn còn, nhất là khi vợ tôi có mang. Tôi đếm ngày đếm tháng mong chờ giây phút được gặp con. Rồi khi con ra đời, tôi lại mong con sớm biết lẫy, biết bò, biết đi, biết nói. Mỗi tờ lịch rớt xuống là một niềm hy vọng lại nhen lên. Nhìn con lớn khôn theo từng cuốn lịch đầy rồi lại mỏng, mỏng rồi lại đầy, tôi biết thời gian là món quà dành cho sự yêu thương. 
2. Ai đó đã nói, cuộc sống luôn rất công bằng, nó không cho ai tất cả, cũng không lấy của ai tất cả. Thời gian cũng vậy, nó giúp con tôi khôn lớn, như đã từng giúp tôi khôn lớn, song cũng khiến tôi nhận ra rằng, cuộc đời mỗi người là hữu hạn. Bởi vậy, giữa cái nôn nao sung sướng mỗi ngày luôn là sự tiếc nuối, là nỗi thấp thỏm âu lo. 
Cha mẹ tôi năm nay mới ngoài sáu mươi tuổi. Nhưng những năm tháng nhọc nhằn trên đồng ruộng để nuôi đàn em 5 người sau khi ông bà nội tôi lần lượt qua đời, rồi nuôi anh em tôi ăn học đã khiến họ không còn khỏe mạnh như nhiều người cùng độ tuổi. Mỗi năm vài bận, mẹ tôi phải nhập viện bởi đủ thứ bệnh trong người, từ đau đầu, tụt huyết áp đến hở van tim. Những lần như thế, tôi đều ước mình có thể làm gì đó để giúp mẹ bớt khổ. Nhưng rồi tôi cũng chả giúp được mẹ nhiều bởi thực sự cuộc sống của một viên chức như tôi nào có dư dả gì, nếu không muốn nói là còn thiếu thốn. Bởi vậy, nhiều khi tôi cứ mơ hồ lo sợ, nỗi lo sợ của một người con khi nhìn cha mẹ mình già đi mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết trong bài thơ “Mẹ và quả”: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”.
Thương cha mẹ bao nhiêu, tôi cũng lo cho mình, cho vợ con mình bấy nhiêu. Mỗi lần soi gương, nhìn lên mái tóc đã bắt đầu điểm những sợi bạc, tôi luôn tự mường tượng ra quãng đời phía trước. “Gió thổi mây bay bất trắc/Lúc nào mà không tử biệt sinh ly” (Thời gian nước xiết-Chế Lan Viên). Tôi tự hỏi, trong cuộc đời đầy những bất trắc, nơi mỗi ngày biết bao người trẻ tuổi có thể không còn trở về nhà khi ra đường hay mãi mãi không bao giờ tỉnh giấc bởi những căn bệnh quái ác bủa vây, rình rập, điều gì sẽ đợi mình ở phía trước? Liệu tôi có đủ thời gian để nhìn con khôn lớn trưởng thành, để chăm sóc, yêu thương cái gia đình nhỏ của mình và để đi hết những giấc mơ hãy còn dang dở? 
3. Sáng nay chở con đi học, tôi nhìn lên đốc lịch trên tường. Mới ngày nào nó hãy còn dày dặn mà giờ chỉ còn mỗi một tờ. Vậy là một năm đã đi qua và một năm nữa sắp đến. Chợt nhận ra, thời gian như dòng nước xiết, cứ miệt mài cuốn đi, xưa cũng vậy và sau này cũng thế. Có muốn níu giữ, có tiếc nuối cũng chẳng thể làm gì. Vậy thì hãy cứ vui lên mà sống, mà yêu thương. Cuộc đời nào chỉ có nỗi buồn lo mà còn có cả những niềm vui, niềm hy vọng vẫn đợi ta phía trước. Như cây hồng vợ tôi mới cắt ngày nào, qua mùa đông giá rét vẫn lặng lẽ ủ mầm để giờ vươn mình đơm bông rực rỡ. 
Trên đường đưa con đến trường, tự nhiên nhớ tối hôm qua con bảo: “Bố ơi! Bố treo cuốn lịch cơ quan bố lên đi. Lịch cũ hết rồi”. Ừ. Tối nay bố sẽ treo. Mai đã là năm mới rồi. Và bố sẽ lại giữ thói quen xé lịch hàng ngày. Những cuốn lịch đầy rồi sẽ vơi, vơi rồi sẽ lại đầy, để bố được nhìn con khôn lớn, để bố được thấy cánh buồm cứng cáp mà bố mẹ vẫn hằng mơ được gửi đến mai sau. 
Thùy Chi

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.