Ra mắt sách "Chuyện xưa xứ Quảng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Chuyện xưa xứ Quảng” là tác phẩm biên khảo của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Hữu Đăng Đạt về vùng đất Quảng.

“Chuyện xưa xứ Quảng” là tác phẩm biên khảo của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Hữu Đăng Đạt.
“Chuyện xưa xứ Quảng” là tác phẩm biên khảo của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Hữu Đăng Đạt.


“Chuyện xưa xứ Quảng” là tác phẩm biên khảo của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Hữu Đăng Đạt, tuyển chọn những bài viết trong các tập bản thảo, chuyên khảo, tác phẩm đã xuất bản của ông với nhiều tư liệu, hình ảnh quý. Cuốn sách gồm 58 bài viết, sắp xếp theo 4 đề mục chính: Ẩm thực – Địa danh, Nhân vật - Thú chơi, Phong tục - Làng nghề xứ Quảng. Sách do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành.

Bạn đọc có thể bắt đầu cuốn sách với bất cứ tiêu đề nào trong mục lục để tìm hiểu về xứ Quảng với những chủ đề riêng như: “Thú ăn ngọt của người Quảng”, “Huyền thoại núi Chúa”, “Truyền thuyết làng Chăm”, “Trò chơi Tết ở Hội Sơn xưa”, “Hò chèo ghe xứ Quảng”, “Những người đi bứt chỉ chằm”…

Phần lớn trong cuốn sách là câu chuyện về những làng nghề truyền thống nổi tiếng của xứ Quảng với những huyền tích gắn với những thăng trầm qua thời gian. Đó là vạn Phường Đông với nghề bủa lưới, giăng câu; làng rau truyền thống Trà Quế, những bí kíp đúc đồng truyền thống thú vị từ làng Phước Kiều bên bờ sông Thu Bồn yên ả; làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, làng gốm Thanh Hà...

Tác giả cũng khéo léo dẫn dụ người đọc đến với từng vùng đất xứ Quảng qua những câu ca dao dân ca, những câu chuyện dân gian về nguồn gốc gánh hát bội Cổ Mân, về gánh hát La Bông gắn với các tích tuồng cổ Tam quốc, Ngũ hổ bình Liêu, Đào Phi Phụng, gánh hát Bàu Toa với vở “Nhứt điện, Nhị điện” hay hò chèo ghe - một loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian đặc sắc gắn liền với cuộc sống người dân sông nước...

“Chuyện xưa xứ Quảng” thuộc bộ sách “Chuyện xưa – Tích cũ” giới thiệu những công trình nghiên cứu, khảo luận, ghi chép điền dã chuyên sâu về một vùng đất như: Thăng Long – Hà Nội, Kinh Bắc, Xứ Thanh, Xứ Nghệ, Xứ Quảng, Sài Gòn, Gia Định…

Tác giả cuốn sách là nhà nghiên cứu Phạm Hữu Đăng Đạt (1957 – 2015) tên thật là Phạm Hữu Bốn, quê ở thôn Mỹ Nam, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông là tác giả của rất nhiều công trình nghiên cứu về xứ Quảng, trong đó đáng lưu ý là: Hương vị Quảng Nam, Chuyện làng nghề Đất Quảng, Sắc bùa xứ Quảng...

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Văn hóa báo chí thời đại số

Văn hóa báo chí thời đại số

Từ điểm khởi đầu những năm 1925 cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử vinh quang, viết nên bao câu chuyện anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.