Sách giấy vẫn giữ vị thế trong kỷ nguyên số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin, sự xuất hiện của các thiết bị điện tử, e-book đã mở ra rất nhiều cơ hội cho con người trong việc tiếp cận thông tin, tri thức. Thế nhưng đến nay, sách giấy vẫn có một vị thế vững chắc đối với đông đảo người đọc.

Kho tài liệu số hạn chế

 

 Kết nối bạn đọc yêu sách là một trong những chương trình của Thư viện tỉnh nhằm phát triển văn hóa đọc. Ảnh: Phương Vi
Kết nối bạn đọc yêu sách là một trong những chương trình của Thư viện tỉnh nhằm phát triển văn hóa đọc. Ảnh: Phương Vi

Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: “Thư viện tỉnh hiện có 60 máy tính phục vụ bạn đọc tra cứu, học tập. Trong những năm qua, lượng bạn đọc sử dụng máy tính để truy cập, tìm kiếm tài liệu phục vụ việc học tập và công việc khá đông, phần lớn là học sinh, sinh viên. Nhiều khi số lượng máy không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng. Trung bình mỗi ngày, Thư viện đón nhận 80-90 lượt sử dụng máy tính”. Nhằm giúp cho bạn đọc dễ dàng tìm kiếm tài liệu, Thư viện tỉnh đã xây dựng trên 90.000 trang tài liệu số, trên 12.000 biểu ghi tài liệu số, 65.000 biểu ghi cơ sở dữ liệu thư mục.

Mặc dù vậy, phần lớn các tài liệu được số hóa tại Thư viện tỉnh đều có nội dung về địa chí, lịch sử, bài nghiên cứu, bài báo về vùng đất Gia Lai. Những tài liệu này chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng, tìm kiếm cho các nhà nghiên cứu, những người muốn tìm hiểu thêm về vùng đất này. “Vì kinh phí eo hẹp nên Thư viện vẫn chưa có điều kiện số hóa nhiều tài liệu, sách báo để đáp ứng đủ nhu cầu của bạn đọc”-bà Thủy giải thích. Hơn nữa, thời gian không nhiều nên hầu hết bạn đọc chỉ sử dụng máy tính tại Thư viện để tra cứu nhanh rồi mượn sách giấy về nhà đọc.

So với sách giấy, việc đọc và tìm kiếm thông tin trên mạng internet đem đến nhiều lợi ích như giúp độc giả cập nhật kịp thời thông tin xã hội. Em Trần Nam Hà (lớp 12C3A, Trường THPT Chuyên Hùng Vương) cho biết: “Em hay theo dõi thông tin trên mạng ở các mảng kinh tế, xã hội, giải trí… Em cũng hay đọc thêm tin tức khác những lúc rảnh rỗi để tích lũy kiến thức thực tiễn. Hơn nữa, những năm gần đây, đề thi văn thường gắn với các vấn đề nóng bỏng của xã hội nên em cũng chú tâm theo dõi để khỏi bỡ ngỡ nếu vô tình gặp phải”.

Nếu biết chọn lựa, đọc có đầu tư và biết khai thác, việc đọc trên các thiết bị điện tử cũng đem lại một kho kiến thức khổng lồ cho người dùng. Cô Võ Thị Thu Nguyệt-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku) bày tỏ: “Trong quá trình dạy Văn trên lớp, bên cạnh việc giới thiệu những cuốn sách hay thì tôi cũng giới thiệu cho các em học sinh những trang web, trang mạng xã hội về học thuật uy tín, chất lượng để các em có thể tham khảo, từ đó tích lũy thêm kiến thức cho mình. Nhiều em học sinh tỏ ra rất thích thú và theo dõi thường xuyên các trang mà tôi giới thiệu”.

Sách giấy vẫn giữ ưu thế

 

  Các em học sinh say sưa đọc sách trong lúc ra chơi giữa tiết tại thư viện Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku).     Ảnh: P.L
Các em học sinh say sưa đọc sách trong lúc ra chơi giữa tiết tại thư viện Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku). Ảnh: P.L

Trong năm học vừa qua, thư viện Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku) được bổ sung máy tính để học sinh truy cập internet. Tuy nhiên, theo chị Nguyễn Thị Thanh Nga-Thủ thư thư viện trường thì số lượng học sinh đến sử dụng máy tính để tra cứu không nhiều bằng số mượn sách đọc trực tiếp. Một phần vì giờ giải lao giữa các tiết chỉ từ 5 đến 15 phút nên không đủ để các em lên mạng. Mặt khác các em học sinh vẫn thích đọc sách giấy hơn là đọc trên máy tính bởi nhiều em thích nghiền ngẫm một trang sách, truyện nào đó, xong đánh dấu lại, hôm sau lấy ra đọc tiếp.

Mặc cho sự phát triển không ngừng của kỷ nguyên nghe, nhìn, các nhà sách trên địa bàn TP. Pleiku vẫn hoạt động khá sôi nổi. Theo thống kê, từ ngày 17-9 đến 17-10, Nhà sách FAHASA đã bán ra gần 1.000 cuốn sách văn học các thể loại, trong đó chiếm số lượng lớn là sách của các tác giả Việt Nam. Điều đó cho thấy, độc giả vẫn rất yêu quý sách giấy.

Em Trần Khánh Nhi (lớp 5.1, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP. Pleiku) cho hay: “Vì thời gian học chính và học thêm nhiều nên em ít sử dụng mạng internet. Nếu muốn đọc và bổ sung thêm kiến thức thì em hay xin ba mẹ mua sách, báo về để đọc vì sẽ nhớ được lâu hơn”. Tương tự, em Nguyễn Lê Kim Phụng (lớp 6.3, Trường THCS Phạm Hồng Thái, TP. Pleiku) cũng chỉ sử dụng mạng internet khoảng 2 tiếng một tuần khi có sự cho phép của ba mẹ để tìm kiếm những bài toán khó, bài văn mẫu. Còn để nghiền ngẫm, đọc sâu, em chọn đến thư viện trường mượn sách về nhà.

Mỗi năm học, thư viện các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku lại bổ sung thêm nhiều đầu sách mới nhằm đáp ứng nhu cầu đọc cho học sinh. Trong các đầu sách tham khảo, Trường THPT Phan Bội Châu năm nay còn chú ý bổ sung thêm nhiều thể loại khác như sách kỹ năng, “Hạt giống tâm hồn”… để giúp các em trang bị thêm nhiều kiến thức, hoàn thiện nhân cách hơn. “Trong thư viện trường, kệ sách liên quan đến văn học hầu như lúc nào cũng trống bởi đã được các em học sinh mượn hết. Sự thay đổi trong cấu trúc đề thi những năm gần đây đòi hỏi các em phải liên tục cập nhật, bổ sung kiến thức. Vì thế, cùng với việc chuyển tải, phổ biến trên lớp, chúng tôi cũng khuyến khích, tạo điều kiện để các em đọc thêm sách. Bởi chỉ có đọc sách một cách nghiêm túc, kỹ càng, các kiến thức mới ngấm lâu, nhớ bền”-cô Đào Thủy Hậu-giáo viên bộ môn Văn, Trường THPT Phan Bội Châu chia sẻ.

Tùy vào nhu cầu tìm kiếm thông tin, kiến thức, thời gian mà độc giả có thể linh hoạt lựa chọn giữa sách điện tử hay sách giấy. Nhưng cho dù kỷ nguyên số có phát triển như thế nào đi nữa thì sách giấy vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều độc giả ưa chuộng.

 Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.