Bộ sách giải mã một số nghi vấn lịch sử thời Tây Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với bộ sách 7 cuốn mới được ra mắt độc giả Việt Nam, Nguyễn Duy Chính đã bỏ tâm sức giải mã một số nghi vấn lịch sử của triều đại Tây Sơn.

Thời Tây Sơn, các sử gia có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò, bản chất lịch sử của triều đại. Đã có không ít các công trình nghiên cứu về thời kỳ lịch sử này và một trong những người tâm huyết nhất chính là nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính.

 

Một số tựa sách của Nguyễn Duy Chính được xuất bản ở Việt Nam dịp này.
Một số tựa sách của Nguyễn Duy Chính được xuất bản ở Việt Nam dịp này.

Mặc dù là một người theo đuổi lịch sử tay ngang nhưng Nguyễn Duy Chính được giới sử học đánh giá cao bởi bộ 7 cuốn sách ông viết (5 cuốn đã được xuất bản) về thời Tây Sơn.

Các tựa sách đựa xuất bản lần này gồm Giở lại một nghi án lịch sử “Giả vương nhập cận” - Có thực người sang Trung Hoa là Vua Quang Trung hay không?, Thanh Việt Nghị hòa: Tiến trình công nhận triều đại Quang Trung, Việt - Thanh chiến dịch, Núi xanh nay vẫn đó và Đại Việt Quốc thư.

Những nghi vấn lịch sử

Nghi vấn đầu tiên là việc Hoàng đế Quang Trung có thật sự sang dự lễ Bát tuần khánh thọ Hoàng đế Càn Long. Theo Đặng Xuân Bảng, “Quang Trung thấy Văn Trị giống mình, bèn cho thay mình, cùng bọn bề tôi là Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích sang chúc mừng lễ bát tuần khánh thọ của vua Thanh.

Trên đường đi, trong các dịch trạm, người Thanh đều biết là trò lừa dối. Vua Thanh tin thực. Khi vào chầu, vua Thanh cho cùng dự yến với các vương, lại gia ân, cho làm lễ ôm gối. Khi về nước, vua Thanh sai thợ vẽ họa chân dung mình ban cho”.  

Tương tự, Trần Trọng Kim cũng đinh ninh khi viết: “Sang đến Yên Kinh, vua Càn Long nhà Thanh tưởng là Nguyễn Quang Trung thật, vời đến chầu ở Nhiệt Hà cho vào làm lễ ôm gối, như là tình cha con một nhà, và cho ăn yến với các thân vương”.

Bằng nguồn tài liệu trong và ngoài nước cũng như hình họa phong phú, Nguyễn Duy Chính chứng minh (khá thuyết phục) người sang Trung Quốc dự lễ Bát tuần khánh thọ Hoàng đế Càn Long đích thị là Quang Trung.

 

Nguyễn Duy Chính sinh năm 1948 tại Sơn Tây (Việt Nam). Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, trường Quốc gia Hành chánh (Sài Gòn). Nguyễn Duy Chính là Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh và Thạc sĩ Quản lý Hệ thống thông tin (Hoa Kỳ). Hiện tác giả đang sống tại California, Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, không phải lễ “ôm gối” (bão tất) như sử gia Đặng Xuân Bảng và Trần Trọng Kim viết, Hoàng đế Càn Long ban cho Quang Trung vinh dự lễ “bão kiến thỉnh an” thường “Dùng cho người thân xa ngày nay gặp lại hay khi cáo biệt, khi hành lễ, người nọ ôm lưng người kia, mặt áp vào nhau, là lễ rất trịnh trọng tôn quý”.

Các nghi vấn như Quang Trung cầu hôn công chúa Thanh Triều, cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Đại Việt và Triều Tiên ở triều đình nhà Thanh năm Canh Tuất (1790)… cũng được Nguyễn Duy Chính kiến giải rất lý thú trong các cuốn nghiên cứu của ông.

Giải mã sự tồn nghi của lịch sử

Bên cạnh giải mã các nghi vấn lịch sử, Nguyễn Duy Chính khảo cứu và luận giải chi tiết nguyên nhân, lý do, quá trình Thanh - Đại Việt nghị hòa cũng như các chiến dịch lịch sử đại phá quân Thanh.

Bằng nhãn quan lịch sử tổng quát, bút lực dồi dào, tâm lực khách quan, tác giả giúp độc giả có một góc nhìn toàn diện hơn, minh bạch hơn về một giai đoạn lịch sử nước nhà đầy biến động.

Ở một góc độ khác, ở bài viết Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới đất Việt ở thế kỷ 18 trong cuốn Trong cõi, cố Giáo sư Trần Quốc Vượng đề cao sự nghiệp đổi mới của Hoàng đế Quang Trung thời Tây Sơn nhưng cũng lưu ý độc giả việc không thể chối bỏ sự thật lịch sử là Hoàng đế Gia Long nhất thống Việt Nam vào năm 1802.

Bộ sách của tác giả Nguyễn Duy Chính là một công nghiệp sử học đáng ghi nhận về phương pháp sử học, công tác truy tầm tài liệu logic, tổng quát và có chiều sâu. Bộ sách rất xứng đáng có một vị trí trang trọng trong tìm hiểu sự thật lịch sử thời Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ.

Theo zing

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.