Điểm sách cuối tuần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tám ngàn rưỡi dặm (Tuấn Việt, Nhà Xuất bản Trẻ). Trong hơn 160 trang của tập bút ký về du lịch này, tác giả Tuấn Việt sẽ dẫn bạn đọc đi qua nhiều miền đất ở khắp các châu lục Á-Âu-Phi-Mỹ. Thế nhưng, khác với những cuốn sách dạng du ký khác, nơi tác giả thường thiên về mô tả cảnh vật, con người ở những nơi đặt chân đến, “Tám ngàn rưỡi dặm” của Tuấn Việt chủ yếu kể về những trải nghiệm thực tế cũng như khám phá nét đặc thù của các miền đất mà anh đi qua.
 

Với góc nhìn này, tác giả đã thấy được ở đất nước Burkina Faso đói nghèo cái tâm lý “không thích người Tàu, nhưng thích tiền của người Tàu, muốn bám víu lấy người Tàu như chiếc phao cứu sinh”; nhận ra “một kẻ muốn khoét sâu vào những xích mích, muốn lấy máu xương của người Cambodia để lót đường cho những mưu mô thâm hiểm của mình” trong nỗi ám ảnh của những người dân Phnom Penh sau cuộc tắm máu của Khmer Đỏ; trông thấy mầm mống sụp đổ của nhà nước Liên Xô từ những năm 1970 qua thói “tính toán hơn thiệt, ăn cắp, tham nhũng, suy thoái đạo đức đã ăn sâu vào xã hội Nga, từ tầng lớp cao đến tầng lớp thấp nhất”… Chính bởi những nhận xét sắc sảo, những trải nghiệm chân thực như thế nên những câu chuyện Tuấn Việt kể, dù chính anh nói là “đã cũ” nhưng vẫn đầy hấp dẫn và khiến bạn đọc không thể buông tay khỏi trang sách.

Người anh hùng làng Dóng (Cao Huy Đỉnh, Nhà Xuất bản Trẻ). Đây là công trình nghiên cứu nổi bật, thể hiện tài năng và tư duy khoa học sắc sảo của Cao Huy Đỉnh, một chuyên gia lớn về văn học dân gian của nước ta. Đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc và sự phát triển cốt truyện “Ông Dóng”, Cao Huy Đỉnh đã chỉ ra rằng, ban đầu đây là truyện anh hùng một bộ lạc rồi dần dần được mở rộng ra thành một anh hùng ca dân tộc. “Quá trình đó phản ánh lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta từ thời rất xa xưa cho đến thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập với các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý”.

Cao Huy Đỉnh cũng cho rằng, truyện “Ông Dóng” đã thể hiện “rất rõ ràng và độc đáo” chủ đề đánh giặc, giữ nước thắng lợi của văn học Việt Nam, nhất là văn học dân gian và “chứng tỏ sự tự ý thức sớm nhất, nhanh nhất của nhân dân ta”. Khép lại công trình nghiên cứu của mình, tác giả khẳng định: “Truyện “Ông Dóng” quả là một sáng tạo tuyệt vời của nhân dân ta”.

Thùy Chi

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.