Lễ Lih-Nét văn hóa người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lễ Lih thường do con cháu trong dòng họ làm cho người lớn tuổi khi thấy cha mẹ, ông bà chân đã yếu, mắt đã mờ với ý nghĩa cầu mong cha mẹ, ông bà sống lâu, khỏe mạnh.

Đầu tháng 8-2016, tôi may mắn được tham dự lễ Lih do các con của bà Ksor H’Lú tổ chức cho mẹ tại làng Bon Đê, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa.

 

Lễ Lih tổ chức ở nhà bà Ksor H’Lú.                                                                 Ảnh: Y.P
Lễ Lih tổ chức ở nhà bà Ksor H’Lú. Ảnh: Y.P

Ngoài công việc mời thầy cúng, già làng, trưởng thôn và tất cả người thân trong gia đình, họ hàng gần xa thì công việc chuẩn bị lễ để cúng là một phần rất quan trọng trong việc làm lễ. Lễ chuẩn bị gồm: 1 đầu bò, 1 đùi bò, gan, tim, huyết…, 3 ghè rượu bông băng và 1 cái rìu. Bông băng, huyết, ruột, tim, gan được để trên chiếc rìu (theo quan niệm của người Jrai, cái rìu là biểu tượng cho sức mạnh. Còn sợi bông làm cho tâm hồn con người được nhẹ nhàng, thanh thoát…), thầy cúng ngồi đối diện với người giúp việc là trưởng thôn của Bon Đê, ở giữa là 3 ghè rượu…. Trước khi cúng, người giúp việc hút rượu của 3 ghè vào 3 chiếc ca, 3 ca rượu này được đem ra ngoài sân đổ xuống đất và khấn để báo cáo hôm nay các con làm lễ Lih cho mẹ, mong các Yàng chứng kiến. Tiếp theo, thầy cúng bảo bà Ksor H’Lú đặt chân phải lên rìu, thầy cúng đổ chén rượu lên chân bà và đọc lời khấn khoảng 10 phút... “Ơi các Yàng, hôm nay các con trong gia đình làm lễ Lih cúng sức khỏe cho bà Ksor H’Lú, mời Yàng về ăn con bò, uống rượu. Các thần hãy chứng kiến, nếu có sai trái hãy bỏ qua đừng bắt tội để cho sức khỏe bà Ksor H’Lú được dẻo dai… Hỡi Yàng, hãy xua đuổi tà ma và ban sức khỏe cho bà Ksor H’Lú sống lâu, sống khỏe, ở lâu dài với con cháu…”.

Nhưng có một sự việc không may xảy ra, đó là trước lúc làm lễ 1 ngày, khoảng 5 giờ chiều hôm trước có vụ tai nạn giao thông làm chết 2 người của làng Bon Đê. Theo phong tục, khi gia đình cúng Lih (cầu an cho cha mẹ có sức  khỏe, sống lâu) chưa làm lễ mà gặp những việc như trên thì thường sẽ dừng lại… Song trong luật tục người Jrai vẫn có cách giải quyết. Gia đình cũng như thầy cúng, trưởng thôn, già làng bàn bạc để cho việc làm lễ không bị gián đoạn, đó là lấy một sợi chỉ màu trắng buộc phía trước đường vào ngôi nhà gia chủ, sau đó mời thầy cúng đến cầu khấn. Lễ cúng này gọi là Ptlah, tách riêng ra với lễ Lih hay còn gọi là cắt đứt liên hệ giữa người sống và người chết. Theo quan niệm của người Jrai, nếu như không làm lễ này thì “hồn ma” sẽ tưởng cúng cho mình, lúc đó người sống là bà Ksor H’Lú vẫn đau ốm... và lễ cúng cho sức khỏe bà Ksor H’Lú không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy Ptlah được xem là một trong những lễ nhằm “xử lý tình huống”.

Bà Ksor H’Chong, con gái bà H’Lú chia sẻ: “Mí (mẹ) đã lớn tuổi rồi, con cái luôn mong mí khỏe mạnh nên thống nhất làm lễ quan trọng Lih cho mí. Đây là một trong những lễ nếu bỏ qua sau này muốn làm cũng không được…, sẽ khiến chúng tôi cảm thấy áy náy, ân hận cả đời. Vì thế, tuy gia đình còn nhiều khó khăn song chúng tôi đoàn kết nhất trí mua bò về làm lễ Lih để mong mẹ khỏe, sống lâu cùng con cháu”.

Cuối cùng lễ Lih đã xong, ai nấy đều vui mừng và chúc sức khỏe cho bà Ksor H’Lú mà trong làng thường gọi “Mí Thuin” (theo phong tục, người Jrai gọi tên cha mẹ bằng cái tên con đầu) cũng như mong gia đình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống…

Lễ Lih là một trong những lễ mang đậm tính nhân văn, thể hiện nét văn hóa truyền thống của người Jrai. Không chỉ làm lễ cầu mong cho ông bà, cha mẹ khỏe mạnh mà con cháu tổ chức lễ cũng cảm thấy yên tâm, bình an và hạnh phúc khi làm được điều gì đó để đáp lễ nghĩa bậc ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.

Y Phương

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.