Ra mắt cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" phiên bản đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 28-5, tại Thư viện Hà Nội đã ra mắt cuốn sách “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” phiên bản đặc biệt của tác giả Trần Mai Hạnh. Chương trình do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật cùng Thaihabooks phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức. Tái bản lần thứ 3, cuốn sách có hai phiên bản bìa cứng và bìa mềm, được bổ sung thêm yếu tố mới.

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật ấn hành lần đầu tháng 4-2014, lần thứ hai tháng 4-2015 được dư luận hoan nghênh, đông đảo bạn đọc đón nhận và đánh giá cao. Trong hai năm, tác phẩm liên tiếp giành được những giải thưởng danh giá trong nước và khu vực: Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015.

 

Tác giả Trần Mai Hạnh giao lưu cùng độc giả.
Tác giả Trần Mai Hạnh giao lưu cùng độc giả.

Trong lần tái bản này, Nhà xuất bản vẫn giữ nguyên phần tư liệu ở cuối sách. Đây là những tài liệu mà tác giả được tiếp cận sau ngày 30-4-1975 liên quan trực tiếp đến cuộc chiến, trong thời gian diễn ra sự sụp đổ được xem là tuyệt mật của "phía bên kia", gần như lần đầu được công bố toàn văn. Những tài liệu nguyên bản này có giá trị tham khảo phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về những ngày tháng sụp đổ cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Đây có thể coi là một cuốn biên niên sử sống động về những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Cuốn sách được xây dựng kỳ công trên cơ sở chắt lọc từ khối lượng tài liệu đồ sộ và quý giá, phần nhiều trong số đó có giá trị nguyên bản mà tác giả có cơ duyên tiếp cận được.

Cuốn sách “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” được tác giả Trần Mai Hạnh ấp ủ và hoàn thành sau gần 40 năm kể từ giờ phút lịch sử trưa 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập mà tác giả là phóng viên may mắn được chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam.

Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với nhiệm vụ là Đặc phái viên TTXVN, nhà báo Trần Mai Hạnh bám sát các binh đoàn chủ lực, theo các đoàn quân tiến vào giải phóng hầu hết các thành phố, thị xã suốt từ Huế tới Sài Gòn. Những tài liệu nguyên bản thu được, những trang ghi chép tại chỗ trong quá trình tham gia chiến dịch và trong những ngày tháng đầu tiên của Sài Gòn giải phóng cùng với những tư liệu quý giá từ phía chính quyền Sài Gòn mà tác giả tiếp xúc, khai thác đã giúp tác giả viết nên cuốn sách.

Tác giả Trần Mai Hạnh cho biết: Tôi đã viết dưới ánh sáng của hành trình mới, tức là tôn trọng tuyệt đối với các văn bản, tài liệu thu thập đươc, tôi không có bất cứ nhận xét đánh giá nào. Cũng không biểu lộ bất cứ tình cảm nào của mình, để cho diễn biến sự thật trên tài liệu nguyên bản, nguyên gốc để cho độc giả đánh giá, xã hội đánh giá. Đấy là điều giá trị nhất của cuốn sách.

Vì vậy, cuốn sách ra đời tôi rất vui mừng. Thực ra những tài liệu đó không phải bỗng dưng mà có, nhờ cuộc chiến tranh của dân tộc, cũng nhờ đất nước cử đi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh mới may mắn có mặt… nhờ bao con người... dồn sức đóng góp tại đây. Mình cầm những tài liệu nguyên bản quý giá như thế mà viết không được thì thấy có lỗi với đất nước. Khi đã viết được xong cuốn sách được in ra, tôi thấy hoàn toàn hạnh phúc”.

Trong 19 chương, gần 600 trang của “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, tác giả Trần Mai Hạnh đã phác hoạ sinh động sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, cùng chân dung của hầu hết tướng lĩnh quân đội và số phận những người cầm đầu chính quyền tay sai trong bốn tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam (từ tháng 1 đến tháng 4-1975).

Bên cạnh việc tái hiện và khắc họa sinh động sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống, cuốn sách còn có hơn 100 trang in toàn văn 21 tài liệu tham khảo nguyên bản về cuộc chiến mà ở thời điểm 40 năm trước là tài liệu tuyệt mật của phía chính quyền Sài Gòn và phía Hoa Kỳ.

Chiến tranh như chưa kết thúc trong ký ức không chỉ của một thế hệ mà nó cũng chưa kết thúc trong cảm hứng sáng tác của các nhà văn đương thời và cả trong tương lai. Và cho đến nay, những tác phẩm viết thành công về chiến tranh chủ yếu vẫn thuộc về những nhà văn đã trải nghiệm chiến tranh với tư cách là người tham gia. Tiếng nói nghệ thuật của người trong cuộc luôn có quyền năng trong việc chinh phục độc giả. Và Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của tác giả Trần Mai Hạnh là một trong số đó. Sau khi được xuất bản lần đầu, tác phẩm đã gây được rất nhiều tiếng vang với nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật.

Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã có Quyết định về việc dịch tác phẩm “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”của nhà văn Trần Mai Hạnh sang Anh ngữ nhằm giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học viết về sự nghiệp đấu tranh giữ nước, giải phóng dân tộc và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam tới bạn đọc trên thế giới. Hiện công việc dịch thuật và hiệu đính tác phẩm đang được tiến hành.

Nhà báo Trần Mai Hạnh sinh ngày 1-1-1943 tại Hải Dương. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII, IX), Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam (khóa VI, VII), Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.