Nhà văn Peru Llosa đạt giải thưởng Văn học quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ban giám khảo giải thưởng văn học quốc tế lần thứ nhất mang tên nhà thơ Mexico Carlos Fuentes (1928-2012) ngày 15-10 đã nhất trí trao giải nhất trị giá 250.000 USD cho nhà văn người Peru, Mario Vargas Llosa, vì những đóng góp lớn lao vào quá trình làm phong phú di sản văn hóa nhân loại thông qua việc sử dụng tài tình vốn ngôn ngữ Tây Ban Nha trong các sáng tác văn học.
 

Nhà văn Mario Vargas Llosa.
Nhà văn Mario Vargas Llosa.

Ông Llosa được đánh giá là một trong nhà văn nổi tiếng nhất trong thế giới nói tiếng Tây Ban Nha. Cùng với nhà văn Colombia Gabriel García Márquez và nhà văn Argentina Julio Cortázar (1914-1984), ông Llosa thuộc thế hệ "bùng nổ văn thơ" tại Mỹ Latinh từ thế kỷ XX.

Ông đã viết hơn 30 tiểu thuyết, kịch và tiểu luận, bao gồm hai tác phẩm nổi bật như "Conversation in the Cathedral" tạm dịch: "Cuộc trò chuyện trong thánh đường" và "The Green House" tạm dịch: "Ngôi nhà xanh".

Tuy nhiên, tác phẩm văn học đầu tiên của ông Llosa được quốc tế biết đến là tiểu thuyết "The Time of The Hero" tạm dịch: "Thời đại của người anh hùng" được xuất bản đầu thập kỷ 60. Tiểu thuyết này kể về những trải nghiệm của chính nhà văn thời kỳ ông tham gia lớp huấn luyện tại Học viện Quân sự Pêru Leoncio Prado.

Trong sự nghiệp văn chương của mình, nhà văn Llosa cũng đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá khác như Giải thưởng Cervantes - một giải thưởng uy tín nhất trong cộng đồng các nước sử dụng tiếng Tây Ban Nha, giải thưởng Văn học mang tên Hoàng tử Xứ Asturias và đặc biệt là giải Nobel văn học năm 2010. Ngoài ra, ông cũng tích cực tham gia nhiều hoạt động chính trị nhằm đấu tranh cho một xã hội công bằng, phát triển và văn minh hơn.

Sinh tại thành phố Arequipa ở miền Nam Peru, trong suốt những năm tháng tuổi thơ của mình, ông Llosa đã được ông bà đưa sang nuôi dưỡng ở Bolivia sau khi cha mẹ ông ly hôn. Gia đình ông lại chuyển về Peru năm 1946 và sau đó ông vào học trường quân sự trước khi nghiên cứu về văn học và luật ở Lima, Peru và Madrid, Tây Ban Nha.

Năm 1959, ông chuyển đến Paris, Pháp dạy ngôn ngữ; đồng thời làm việc cho hãng tin AFP và ngành truyền hình quốc gia Pháp. Ông cũng đã có thời gian diễn thuyết và giảng dạy tại một số trường đại học ở Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu. Năm 1994, ông Llosa trở thành nhà văn Mỹ Latinh đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Tây Ban Nha.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.