Với Hàn Mặc Tử “Chơi giữa mùa trăng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi đến Quy Nhơn đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử. Ngay từ hôm đầu tiên đến Quy Nhơn, bạn tôi-Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương ở Trường Đại học Quy Nhơn đã đưa tôi đến viếng mộ Hàn Mặc Tử. Ông tiến sĩ giáo dục học này là người đầu tiên thành lập thư viện cá nhân tặng cho An Lộc quê hương anh ở Hà Tĩnh.

Một thư viện có đầy đủ phòng đọc sách, trưng bày, lưu trữ với hàng ngàn đầu sách quý, anh Cương còn trả lương cho một thủ thư làm việc ở đây và hàng năm anh đều dành thời gian về thăm quê tặng ti vi-loa đài cho Ban Văn hóa xã và đầu tư thêm sách quý cho thư viện của mình. Thật lạ, ở giữa phòng thư viện có treo 3 chân dung thi sĩ nổi tiếng đó là: Nguyễn Du, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử.

Có mối liên hệ nào giữa ba thi sĩ chăng?. Thầy giáo dạy văn Nguyễn Quang Cương kể rằng: Gần như tháng nào anh cũng đến đây để thắp hương cho Hàn thi sĩ. Từ nhà anh đến đồi thi nhân này phải đi trên con đường mang tên nhà thơ Xuân Diệu và anh đã trở thành khách quen của một nhân vật khá nổi tiếng ở đây là “Dĩ nhân” là “nghệ nhân” dựng lều thơ, chép thơ cạnh mộ Hàn Mặc Tử với cây bút lửa tên là: Dzũ Kha.

 

Nghệ nhân Dzũ Kha viết thơ bằng bút lửa. Ảnh: N.N.P
Nghệ nhân Dzũ Kha viết thơ bằng bút lửa. Ảnh: N.N.P

Chúng tôi đến đây vào dịp gần rằm Trung thu cứ ngỡ như cùng Hàn Mặc Tử “chơi giữa mùa trăng”. Nhà thơ Thanh Thảo phát hiện ra một chi tiết rất thú vị và độc đáo mà lâu nay chúng ta ít biết, một sự trùng hợp rất ngẫu nhiên như là sự sắp xếp kỳ diệu của tạo hóa: Hàn Mặc Tử sinh ngày 22-9-1912 (tức là ngày 12 tháng 8 năm Âm lịch) ông sinh ra giữa mùa trăng và mất cũng giữa mùa trăng (ngày 12 tháng 10 năm Âm lịch).

Đến đây tự nhiên những câu thơ về trăng của Hàn Mặc Tử đã ám ảnh tôi bất giác tôi nhớ đến đại thi hào Nguyễn Du quê tôi với khu mộ mà “Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề” ở “một vùng cồn bãi trống trênh” có “xạc xào lá cỏ héo hon-bàn chân cát bụi lối mòn nhỏ nhoi”. Có một sự trùng hợp lạ kỳ giữa hai thi nhân là mộ Hàn Mặc Tử cũng giống như mộ Nguyễn Du phải qua 3 lần cải táng mới yên giấc ngàn thu.

Hạnh phúc cuối đời của Nguyễn Du là được về nằm trong vòng tay của đất mẹ thân thương quê ông để được “trái tim lớn giữa thiên nhiên-tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa” thì Hàn Mặc Tử cuối cùng cũng đã về được với đồi thi nhân nơi mà Hàn đã viết những bài thơ cuối đời.

Mộ Hàn nằm dựa lưng vào núi nhìn bao quát cả dãy bờ biển Quy Nhơn. Ngôi mộ rộng chừng dăm thước vuông ốp đá đơn sơ có gắn dòng chữ Ríp (EestinpeaCe-dịch nôm na: Yên nghỉ ngàn thu) màu trắng nổi bật trên nền đá ốp hồng.

Đến Gềnh Ráng giữa mùa trăng rằm Trung thu tôi lại càng thấy giữa trăng và Hàn Mặc Tử có mối quan hệ đặc biệt. Có người cho bệnh phong có một tương tác đặc hiệu nào đó với trăng kiểu như con nước thủy triều. Điều đó có thể có hạt nhân hợp lý. Tuy nhiên nếu có đấy cũng chỉ là “cú hích ban đầu”, thúc đẩy “cỗ xe thơ” sáng tạo lăn bánh chứ không phải là động cơ trực tiếp. Điều đáng nói là một nhà thơ lớn bao giờ cũng biết khai thác đến tận cùng tiểu sử cụ thể của mình. Nếu không bị bệnh phong thì hẳn Hàn Mặc Tử không chú ý đến sắc độ dị thường trên gò má “Người trăng ăn vận toàn trăng cả-gò má riêng thôi lại đỏ hườm”.

Nếu bản thân không nghèo đói, không yêu trăng thì thi sĩ không thể có những câu thơ: “Áo ta rách rưới trời không vá” hoặc “trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói-Gió trăng có sẵn làm sao ăn”. Chỉ có Hàn Mặc Tử mới có thể nói về cái thiếu thiếu, các thiếu vắng của mình cao sang đến như vậy. Một kinh nghiệm hay một giải pháp đau thương khác của Hàn Mặc Tử là hòa tan vào vũ trụ bay sang một thế giới khác. Đọc thơ ông thường bắt gặp những từ chỉ sự biến đổi này với một tần số cao như tan, hóa, tiêu tán: “Bao giờ mặt nhật tan thành máu-Và khối lòng tôi cứng tợ si”.

Hàn Mặc Tử diễn tả cảm giác hay ý thức tiêu tán qua những biến đổi ngược chiều: Những gì thường ngày liên tục tuôn chảy như dòng đời, nguồn sống thì cứng đông lại, còn cái gì chắc chắn có hình thù khối lượng thì tan loãng ra. Hàn Mặc Tử có thái độ thiết tha với cuộc sống, càng vơi cạn thì càng tha thiết. Thoạt đầu có chút hoảng hốt, gào thét nhưng dần dần đi đến chấp nhận, an nhiên, lúc này ý thức tiêu tán chuyển đến mơ ước một thể sống mới, một dạng vật chất mịn hơn, nhẹ nhàng thanh thoát không giới hạn: “Đây là tất cả người Anh tiêu tán-Cùng trăng sao bàng bạc xứ mơ say”, tiêu tán thân phận hữu hình, hữu hạn để được sống trường tồn với trăng sao vũ trụ vô hạn, trở về với sự nhất thể, tính vĩnh hằng giữ con người với tư nhiên. Đây cũng là một kinh nghiệm sống chiêm nghiệm từ thơ Hàn.

Khi sống Hàn Mặc Tử đã linh cảm: “Một mai kia ở bên khe nước ngọc-với trăng sao anh nằm chết như sao”. Bây giờ, Hàn đã về với đồi thi nhân, với Gềnh Ráng tiên sa và mãi mãi đúng như Chế Lan Viên đã đánh giá: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mạc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ”…

Nguyễn Ngọc Phú

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.