Chiêm ngưỡng những thắng cảnh "thu nhỏ" qua bộ ảnh "Gia Lai-nhìn từ trên cao"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ ảnh “Gia Lai – nhìn từ trên cao” là những khoảng khắc được anh Phan Nguyên ghi lại trong những chuyến đi trong suốt 3 năm qua. Bằng tình yêu với mảnh đất Gia Lai, anh đã “thu nhỏ” các thắng cảnh và tạo ra nhiều góc nhìn mới lạ cho những điểm đến vốn đã quen thuộc.

 
 
 
Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng


Hiện anh Phan Nguyên đang là phóng viên công tác tại Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai. Anh từng được cộng đồng mạng biết tới qua video clip “Pleiku tôi yêu” được đầu tư công phu ghi lại những khoảnh khắc đời thường của con người nơi đây. Ngoài đam mê với nghề quay phim, anh còn dành nhiều thời gian cho nhiếp ảnh.

“Gia Lai – nhìn từ trên cao” là bộ sưu tập những tấm ảnh được anh chụp bằng flycam (thiết bị bay điều khiển từ xa dùng để quay phim và chụp ảnh) ghi lại một cách sống động vẻ đẹp của những thắng cảnh nổi tiếng Gia Lai. Có những tấm hình được chụp cùng ở một nơi nhưng ở những thời điểm khác nhau nên ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của cảnh thiên nhiên qua thời gian.

Rất nhiều các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Gia Lai từ lòng Biển hồ (Hồ Tơ Nưng), sông Ayunpa đến các đỉnh cao quanh năm mây phủ như  miệng núi lửa Chư Đang Ya, đèo An Khê, núi Hàm Rồng đã xuất hiện trong bộ ảnh này với một diện mạo rất khác lạ.


 

 
 
Lòng Biển hồ (Hồ Tơ Nưng) trong nắng chiều được chụp lại vào những tháng đầu năm 2018. Trong bức hình ghi lại hình ảnh Tháp rùa (Chòi vọng cảnh) – một biểu tượng của “Đôi mắt Pleiku” trước khi nó bị tháo dỡ vào tháng 4 vừa qua trước sự tiếc nuối của rất nhiều người dân Gia Lai để phục vụ xây dựng tượng Phật bà Quan Âm cao 16m.
Lòng Biển hồ (Hồ Tơ Nưng) trong nắng chiều được chụp lại vào những tháng đầu năm 2018. Trong bức hình ghi lại hình ảnh Tháp rùa (Chòi vọng cảnh) – một biểu tượng của “Đôi mắt Pleiku” trước khi nó bị tháo dỡ vào tháng 4 vừa qua trước sự tiếc nuối của rất nhiều người dân Gia Lai để phục vụ xây dựng tượng Phật bà Quan Âm cao 16m.
 
Đèo An Khê nhìn tù trên cao uốn lượn tựa một tấm lụa mềm mại. Khác xa với hình ảnh những khúc cua
Đèo An Khê nhìn tù trên cao uốn lượn tựa một tấm lụa mềm mại. Khác xa với hình ảnh những khúc cua "tử thần" đã làm nên nỗi sợ hãi cho các bác tài khi đi qua "cung đường đèo dài và nguy hiểm nhất trên tuyến lộ 19"
 
Lòng chảo lớn còn lại trên dấu tích của miệng núi lửa Chư Đang Ya (Chư Păh), các thửa đất được chia đều đặn vuông vắn và nơi canh tác các loại cây lương thực của người Jrai sinh sống quanh chân núi này. Đầu mùa khô là lúc từng hoa dã quì bung nở, tỏa sắc vàng rực rỡ giữa đại ngàn.
Lòng chảo lớn còn lại trên dấu tích của miệng núi lửa Chư Đang Ya (Chư Păh), các thửa đất được chia đều đặn vuông vắn và nơi canh tác các loại cây lương thực của người Jrai sinh sống quanh chân núi này. Đầu mùa khô là lúc từng hoa dã quì bung nở, tỏa sắc vàng rực rỡ giữa đại ngàn.
 
 Cây cầu vàng bắc ngang qua Hồ Đức An - công viên Diên Hồng, TP. Pleiku
Cây cầu vàng bắc ngang qua Hồ Đức An - công viên Diên Hồng, TP. Pleiku
   Làng nổi Sêsan
Làng nổi Sêsan
 
 
 Cầu treo Phan Đình Phùng, Sân vận động thành phố và quảng trường Đahi đoàn kết
Cầu treo Phan Đình Phùng, Sân vận động thành phố và quảng trường Đahi đoàn kết "thu nhỏ"
 
 
 
 
 
 Đô thị trong lòng phố núi
Đô thị trong lòng phố núi
 Thác Phú Cường (Chư Sê)
Thác Phú Cường (Chư Sê)
  Sông Ayunpa
Sông Ayunpa



Ảnh: Phan  Nguyên
Phạm Ly (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà của Gia Lai”.