Vẻ hoang sơ của Gành Yến - nơi đá "tự tình" với sóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Gành yến đá nhiều vô kể, đá nằm chen nhau ôm chầm lấy biển và nhoài ra cả ngoài xa. Để rồi mỗi khi xô bờ, sóng gặp đá tạo nên tiếng lao xao, ì oạp với đủ cung bậc như khúc tự tình dành tặng cho nơi đây suốt ngàn năm qua.

Như muốn bù lại cho sự khô cằn của vùng đất cát xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây thắng cảnh mang tên Gành yến.
Như muốn bù lại cho sự khô cằn của vùng đất cát xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây thắng cảnh mang tên Gành yến." Ngày trước ở đây có một cái hang chim yến kéo về làm tổ nên mới đặt và gọi tên nó như vậy" - người dân Bình Hải giải thích.
 
Không giống nhiều thắng cảnh biển khác ở Quảng Ngãi hút hồn du khách bằng bờ cát vàng óng phẳng lì dài tít tắp, như: Vịnh Việt Thanh, xã Bình Trị, cùng huyện; hay Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ... , vẻ đẹp của Gành yến được tạo bởi loại đá đen. Theo người dân địa phương những lớp đá đen này là kết quả phun trào của núi lửa từ hàng triệu năm trước.
Không giống nhiều thắng cảnh biển khác ở Quảng Ngãi hút hồn du khách bằng bờ cát vàng óng phẳng lì dài tít tắp, như: Vịnh Việt Thanh, xã Bình Trị, cùng huyện; hay Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ... , vẻ đẹp của Gành yến được tạo bởi loại đá đen. Theo người dân địa phương những lớp đá đen này là kết quả phun trào của núi lửa từ hàng triệu năm trước.
 
Ở bờ nam, đá tạo thành vách đứng cao ước hơn 30m và kéo dài hàng trăm mét.
Ở bờ Nam, đá tạo thành vách đứng cao ước hơn 30m và kéo dài hàng trăm mét. "Những hôm trời trong đứng từ đây nhìn thấy khá rõ đảo Lý Sơn" - anh Nguyễn Vân (28 tuổi), người dân ở gần cho biết . Còn phía bắc, đá được sóng bào mòn thành "nền" khá phẳng và rộng hàng ngàn m2. Ở giữa đá dành luôn phần cả cát nằm chen nhau và nhoài người ra cả ngoài xa.
 
Để rồi mỗi khi xô bờ, sóng gặp đá tạo nên tiếng lao xao, ì oạp với đủ cung bậc như khúc tự tình dành tặng riêng cho nơi đây suốt ngàn năm qua. Điều khá đặc biệt nữa là môi trường sinh thái biển của Gành yến rất đa dạng với nhiều loại san hô, tôm, cá... Thời gian qua thắng cảnh này chưa bị con người tác động nhiều nên vẫn giữ được gần như nguyên vẹn nét hoang sơ của nó.
Để rồi mỗi khi xô bờ, sóng gặp đá tạo nên tiếng lao xao, ì oạp với đủ cung bậc như khúc tự tình dành tặng riêng cho nơi đây suốt ngàn năm qua. Điều khá đặc biệt nữa là môi trường sinh thái biển của Gành yến rất đa dạng với nhiều loại san hô, tôm, cá... Thời gian qua thắng cảnh này chưa bị con người tác động nhiều nên vẫn giữ được gần như nguyên vẹn nét hoang sơ của nó.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà của Gia Lai”.