Thăm bệnh viện dã chiến trong lòng núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cái tên hang Quân Y ở biển báo dọc đường đi từ trung tâm thị trấn Cát Bà đến rừng quốc gia Cát Bà làm mình lập tức liên tưởng đến những bệnh viện dã chiến thời chiến tranh từng được chứng kiến qua phim ảnh.

Dừng xe ở bên ngôi nhà đối diện lối vào, tôi hăm hở băng qua đường để leo lên hang. Lối lên hang chỉ cách mặt đường chừng 50 m… và dễ đi.

 

Biển báo chỉ vào hang Quân Y.
Biển báo chỉ vào hang Quân Y.

Để lên hang phải leo một cây thang gỗ mà như lời của anh Cường, hướng dẫn viên tại hang, trong thời chiến tranh làm thang gỗ để khi có biến chỉ bằng một động tác rút thang mau lẹ cũng ít nhiều gây khó khăn cho người muốn đột nhập.
 

Đường lên hang Quân Y.
Đường lên hang Quân Y.

Hang Quân Y còn được gọi là động Quân Y, bởi đây là một hệ thống hang động, nằm gần trên tuyến đường từ trung tâm huyện Cát Bà đến khu rừng già nghìn năm tuổi Cát Bà. Anh Cường cho biết: “Hang ngày trước có tên là Hùng Sơn - được đặt theo tên một vị tướng thời nhà Trần đã có công tìm ra hang".
 

Ba lớp cửa kiên cố trước khi vào bên trong
Ba lớp cửa kiên cố trước khi vào bên trong "bệnh viện".

Những năm 1960, lợi dụng không gian tự nhiên rộng lớn bên trong của hang, quân đội ta đã xây dựng nơi đây thành một bệnh viện dã chiến với sức chứa hơn 100 người, cũng từ đó hang được đặt tên là hang Quân Y.

Qua ba lớp cửa dày từ sau cửa động là bước vào “bệnh viện”.

 

Nơi này trước đây là phòng bệnh nhân nằm.
Nơi này trước đây là phòng bệnh nhân nằm.

Trải qua bao tàn phá của chiến tranh và thời gian, may mắn thay “bệnh viện” này vẫn còn nguyên vẹn 3 tầng với 17 phòng.

Cụ thể, tầng 1 là khu vực chính gồm 14 phòng chức năng (phòng mổ, phòng chờ, phòng thuốc…).

Tầng 2 là khu vực chiếu phim và rèn luyện, kiểm tra thể lực.

 

Anh Cường - hướng dẫn viên tại hang - chỉ những vết gỗ nơi từng treo tủ thuốc.
Anh Cường - hướng dẫn viên tại hang - chỉ những vết gỗ nơi từng treo tủ thuốc.

Tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng gác và phòng sĩ quan.

Kèm theo đó là hệ thống đường đi lại, hệ thống thoát nước, hệ thống thông hơi… rất hoàn hảo.

Như lời của một người dân ở gần cho biết: Trước đây mỗi lần máy bay hay tàu chiến Mỹ đánh phá, hang Quân Y là chỗ trú ẩn lý tưởng của mọi người. Sau chiến tranh, mỗi lần có bão, người dân nơi đây cũng chọn hang để làm nơi trú ẩn”.

 

Anh Cường, hướng dẫn viên - đang giới thiệu cho du khách về công năng của tầng 2.
Anh Cường, hướng dẫn viên - đang giới thiệu cho du khách về công năng của tầng 2.

Trong hang vẫn còn đó dấu tích của những vết gỗ được đóng vào tường làm tủ đựng thuốc, còn đó lối thoát hiểm khẩn cấp từ tầng 3 xuống ngay tầng 1 để thoát ra cửa sau nằm ẩn mình sau những nhũ đá lớn ở mặt khác của núi.
 

Đường đi trong hang Quân Y.
Đường đi trong hang Quân Y.

Nhưng giá mà ngành du lịch có thể triển lãm thêm một số hiện vật khác như tủ thuốc, giường mổ hay những vật dụng cá nhân của những chiến sĩ quân y năm nào đã sử dụng… thì ắt hẳn sẽ tạo thêm nhiều ấn tượng cho người xem.

Hang Quân Y… quả thật là một trải nghiệm ấn tượng, thú vị trên cung đường khám phá rừng quốc gia Cát Bà.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà của Gia Lai”.