Xuất khẩu cà phê có thể sẽ gặp khó nửa đầu năm 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự báo, 6 tháng đầu năm 2019, thị trường cà phê toàn cầu vẫn phải chịu áp lực dư cung do đó sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2017/2018 đạt 163,51 triệu bao, tăng 4,8% so với niên vụ 2016/2017. Trong khi đó, lượng tiêu thụ của vụ 2017/2018 là 161,93 triệu bao, tăng 1,8%, khiến lượng cà phê dư thừa 1,58 triệu bao. 
ICO dự báo, 6 tháng đầu năm 2019, thị trường cà phê toàn cầu vẫn phải chịu áp lực dư cung. Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu tiêu thụ cà phê.
 
Xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2019 có thể sẽ gặp khó khăn. (Ảnh: KT)
Thời gian qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã và đang chịu tác động trực tiếp từ thị trường cà phê thế giới. Dự báo, trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Nguyên nhân do giá cà phê toàn cầu ở mức thấp và lượng cà phê xuất khẩu có khả năng thấp hơn cùng kỳ năm 2018 do sản lượng giảm. Về cơ bản, bức tranh của thị trường cà phê thế giới có thể sẽ khá ảm đạm trong nửa đầu năm, tuy nhiên, nửa cuối năm sẽ khởi sắc.
Cụ thể, thị trường cà phê toàn cầu đã xuất hiện tín hiệu khả quan khi sản lượng cà phê Việt Nam dự báo giảm mạnh. Theo Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2018/2019 giảm khoảng 20% so với dự kiến trước đó do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu năm 2018 và diện tích trồng cà phê giảm khoảng 6% trong năm 2017 và năm 2018 do chuyển đổi cây trồng. Trong khi đó, các tác động của biến đổi khí hậu diễn ra tại một số khu vực của Australia, Brazil và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng mùa vụ các mặt hàng nông nghiệp. 
Theo ICO, dư thừa cà phê chỉ là tạm thời, trong khi nhu cầu tiêu thụ hàng năm vẫn tăng trưởng ổn định. Do đó, nửa cuối năm 2019, giá cà phê có thể sẽ phục hồi trở lại sau khi lượng cà phê dư thừa được tiêu thụ hết.
PV(VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.