Ông Đinh La Thăng: Tại sao tiền "chảy ngược" giữa TP.HCM và Gia Lai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên đây là câu hỏi Bí thư Thành ủy TP.HCM đặt ra khi nhận thấy rằng mức đầu tư của các doanh nghiệp Gia Lai "xuống" TP.HCM trong những năm qua lên đến 16.000 tỷ đồng.

“Nghịch lý” đầu tư

Ngày 18-4 tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị tổng kết chương trình hợp tác kinh tế xã hội giai đoạn 2003 – 2016 và phương hướng từ nay đến năm 2020 giữa TP.HCM và tỉnh Gia Lai. Buổi làm việc có sự tham gia của các lãnh đạo cao nhất hai địa phương.

Đặt câu hỏi tại đây, ông Đinh La Thăng cho biết trong 10 năm các doanh nghiệp TP.HCM đã đầu tư lên Gia Lai tổng số tiền khoảng 1.800 tỷ, trong khi đó các doanh nghiệp Gia Lai đầu tư ngược lại TP số tiền lên tới khoảng 16.000 tỷ.

 

Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.

“Dù biết là hai nơi có những điều kiện khác nhau, lĩnh vực đầu tư cũng khác nhau nhưng tại sao số vốn “chảy ngược” lại gấp tới gần 10 lần? Chúng ta suy nghĩ về con số này như thế nào?” – ông Đinh La Thăng hỏi.

“Nguyên nhân vì sao lại như vậy? Do môi trường đầu tư của Gia Lai chưa tốt hay do TP hỗ trợ doanh nghiệp chưa tốt, để doanh nghiệp phải tự bươn trải” – ông Đinh La Thăng tiếp tục.

Trả lời vấn đề này sau đó, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM Phạm Thiết Hòa cho rằng:

“Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như trên là do các doanh nghiệp Gia Lai đầu tư xuống TP chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, còn TP đầu tư về Gia Lai chủ yếu trong các ngành nông – lâm – thủy sản”.

Đồng thời ông Hòa khẳng định rằng các ngành chức năng của hai địa phương trong lĩnh vực thương mại “gắn bó rất chặt chẽ”.

Ông Giám đốc cho rằng tới đây cần định vị và nghiên cứu lại xem hàng hóa của các doanh nghiệp TP.HCM đang chiếm bao nhiêu thị phần tại Gia Lai và ngược lại, để từ đó có phương hướng giải quyết trong sớm.

Nói thêm về việc đầu tư, ông Hòa nhận định rằng hợp tác để cả TP.HCM và Gia Lai “cùng thắng” thì rất dễ, nhưng vấn đề phải làm sao để thắng được hàng ngoại nhập trên thị trường hai địa phương, cụ thể là hàng Trung Quốc và Thái Lan.

“Hàng điện tử chúng ta yếu, nhưng hàng nông nghiệp mà chúng ta để phải nhập từ nước ngoài về là điều không thể chấp nhận được” – ông Hòa cho hay.

Chúng tôi có rừng thông đẹp như Châu Âu

Ngay sau đó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu đại diện công ty Sài Gòn Co.op báo cáo về tiến độ đầu tư lên Gia Lai như chỉ đạo của ông trước đó.

Đáp lại, vị đại diện cho biết hiện công ty đã đưa vào hoạt động một siêu thị Co.op mart tại thành phố Pleiku, và ngay trong sáng ngày 18/4 đã khởi công dự án thứ hai tại huyện Chư Sê với diện tích khoảng 2.000 mét vuông, vốn đầu tư 50 tỷ đồng.

Vị này cũng đề nghị các cơ quan chức năng Gia Lai giới thiệu các sản phẩm của địa phương để đưa vào bày bán trong các hệ thống của công ty. Theo ông dù đang đóng tại đây nhưng siêu thị chủ yếu bán hàng hóa từ nơi khác.

Về lĩnh vực du lịch, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho rằng TP “rất cần Gia Lai” bởi nếu không có điểm đến thứ 2 thì du khách rất khó chọn TP.HCM.

Tuy nhiên theo ông Vũ, hiện nay các tour du lịch lên Gia Lai đa số chỉ dừng lại một đêm rồi đi nên chưa thực sự hiệu quả.

Đáp lại đề nghị này, lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Gia Lai cũng bày tỏ mong muốn được tăng cường hợp tác với ngành du lịch TP.HCM.

Theo ông Gia Lai có tiềm năng du lịch rất lớn với 15 thác nước, hàng chục ha rừng thông “đẹp như Châu Âu”, cùng hồ thủy điện Ialy hùng vỹ.

Ông cũng cho biết tỉnh sẵn sàng hỗ trợ đưa các vận động viên TP.HCM lên tập huấn tại trung tâm huấn luyện của Hoàng Anh Gia Lai và ngược lại.

Chỉ đạo về vấn đề này, ông Thăng yêu cầu 2 địa phương tổ chức ngay một hội nghị xúc tiến đầu tư để đề ra các chương trình hợp tác cụ thể, chất lượng.

Theo Infornet

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.