Gia Lai: Tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND mới đây tại Chỉ thị số 22/CT-UB. Để góp phần tạo môi trường bình đẳng trong việc kinh doanh xăng dầu giữa các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và chống thất thu ngân sách nhà nước, UBND tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng), Sở Công Thương thành lập đoàn công tác dán tem niêm phong công tơ tổng phương tiện đo xăng dầu (cột bơm) của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong toàn tỉnh.
 

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và nguồn thu ngân sách về kinh doanh xăng dầu. Ảnh: T.N
Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và nguồn thu ngân sách về kinh doanh xăng dầu. Ảnh: T.N

Đồng thời, tổ chức ghi chỉ số công tơ, xác định số lượng xăng dầu bán ra trong tháng để quản lý số lượng xăng dầu mua vào bán ra, quản lý chặt chẽ việc bán hàng không xuất hóa đơn, ngăn chặn hành vi khai man, trốn thuế của các doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ đối với mặt hàng xăng dầu lưu thông trên thị trường từ các tỉnh ngoài vào địa bàn tỉnh nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển xăng dầu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hoặc quay vòng hóa đơn để hợp pháp hóa số lượng xăng dầu gian lận thương mại, trốn thuế.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quan thành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với các doanh nghiệp, các tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu, nhất là các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế trên địa bàn. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra xăng dầu lưu thông trên thị trường; các quy định về vận chuyển xăng dầu; số lượng, chất lượng, tình trạng hoạt động của thiết bị đong đếm, bình đong đối chứng, bồn chứa; hợp đồng đại lý với thương nhân cung cấp xăng dầu và các điều kiện kinh doanh theo quy định, tăng cường kiểm tra sau khi có thông báo thay đổi giá bán xăng dầu của cơ quan chức năng.

Mặt khác, UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp về tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin kịp thời và chính xác về các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu - nhất là các vi phạm về đo lường, chất lượng, gian lận thương mại…, công khai danh sách các tổ chức kinh doanh xăng dầu có hành vi vi phạm. UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các sở ban ngành làm tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, phối hợp kiểm tra, kiểm soát chống gian lận thương mại về thuế...

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng 126%

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng 126%

(GLO)- Trang thông tin điện tử tổng hợp soha.vn dẫn số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 1-2024, Việt Nam đã xuất khẩu 65.142 tấn hạt điều, trị giá 351,2 triệu USD (tăng 139,4% về lượng và tăng 126% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).