Liên bộ Công thương, Nông nghiệp hợp tác tiêu thụ nông-lâm-thủy sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lãnh đạo hai bộ ký kết Bản ghi nhớ tăng cường phối hợp công tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông-lâm-thủy sản giai đoạn 2016-2020.
 

Bộ trưởng hai bộ trao bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ nông sản.
Bộ trưởng hai bộ trao bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ nông sản.


Ngày 9-11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Công thương-Trần Tuấn Anh đã ký kết Bản ghi nhớ tăng cường phối hợp công tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản giai đoạn 2016-2020.

Theo Biên bản ghi nhớ, hai Bộ tăng cường phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả 6 lĩnh vực gồm phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng đáp ứng yêu cầu thị trường; trao đổi thông tin, tháo gỡ rào cản phi thuế quan, mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; quản lý thị trường, chống buôn lậu, sản xuất hàng giả đối với vật tư nông nghiệp và hàng nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn; thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, tăng cường quản lý và phát triển làng nghề; quản lý nhà nước và thống nhất chỉ đạo các địa phương.

Tại lễ ký kết, hai Bộ trưởng cùng cho rằng, việc ký kết lần này dựa trên những nguyên tắc mang tính nền tảng hai bên đã xây dựng chương trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu chung, đó là thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông, lâm và thủy sản.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị, từ nay đến cuối năm, hai Bộ cần dồn sức phối hợp chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng có nhiều “dư địa” phát triển, nhất là rau quả, thịt lợn, sữa, tôm nước lợ, cá tra, xuất khẩu gạo chính ngạch...

Còn theo Bộ trưởng Bộ Công thương-Trần Tuấn Anh, để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành của hai Bộ được thông suốt, hiệu quả, góp phần ổn định nền kinh tế và nâng cao đời sống người nông dân, các đơn vị chức năng trực thuộc 2 Bộ sẽ tăng cường phối hợp triển khai hiệu quả những giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2016-2020. Trong thời gian tới, công tác sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được kỳ vọng sẽ đạt được những kết quả tích cực, phấn đấu đưa mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản vào năm 2017 đạt 31 tỷ USD trở lên.

“Bộ Công thương cam kết làm hết trách nhiệm của mình và bằng sự chủ động triển khai các nội dung mà chúng ta đã ký kết. Ngoài những cơ chế làm đầu mối, trách nhiệm và chương trình cụ thể mà Bộ Công Thương quản lý, Bộ còn xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể trong 2 tháng cuối năm nay và năm 2017 với mục tiêu mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện làm sao đảm bảo tiêu thụ nông sản, thủy sản và những sản phẩm của ngành nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo phát triển bền vững và tái cơ cấu nền kinh tế thành công và hiệu quả”-Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.