Gia Lai: Dự trữ 10.260 tỷ đồng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mục tiêu đảm bảo kịp thời nguồn vốn dự trữ hàng hóa cho các doanh nghiệp đầu mối, đồng thời đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường dịp trước trong và sau Tết, sáng 25-11, Sở Công thương đã chủ trì hội nghị kết nối ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành liên quan, Hiệp hội Doanh nghiệp, cùng 7 ngân hàng thương mại và 16 doanh nghiệp đầu mối thuộc diện tham gia chương trình dự trữ hàng hóa và bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh.

Ảnh: Thảo Nguyên
Ảnh: Thảo Nguyên

Với dự báo sức mua hàng hóa trên thị trường trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 sẽ tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn đã chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ. Theo đó, lượng hàng dự trữ cho 2 tháng trước, trong và sau Tết là 10.260 tỷ đồng; trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm khoảng 3.900 tỷ đồng, hàng may mặc (may mặc, giày dép, mũ nón...) 1.530 tỷ đồng, nguyên vật liệu (xăng, dầu, gas…) 2.660 tỷ đồng, hàng công nghiệp (điện tử, xe) 1.230 tỷ đồng, hàng hóa dịch vụ khác 880 tỷ đồng… Riêng tháng cận Tết, giá trị hàng hóa dự trữ tương ứng khoảng 5.558 tỷ đồng.

Tại hội nghị, đại diện các ngân hàng thương mại đã giới thiệu các gói vay với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm để doanh nghiệp kinh doanh thương mại và hộ sản xuất hàng hóa phục vụ Tết tiếp cận; đồng thời cam kết cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa. Về phía các doanh nghiệp đầu mối cũng bày tỏ mong muốn được tiếp cận các gói vay để chủ động chuẩn bị lượng hàng hóa dồi dào theo kế hoạch nhằm cung ứng đầy đủ ra thị trường, ổn định giá bán, cam kết không để xảy ra tình trạng sốt hàng, gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng xấu đến thị trường.

Được biết, đây là năm thứ 2 tổ chức chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn theo chỉ thị của Bộ Công thương.                  

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.