Chư Prông đầu tư giống lúa chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Chư Prông đã đầu tư những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao để từng bước đưa lúa trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.  
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông, toàn huyện có hơn 4.000 ha lúa nước 2 vụ, tập trung tại 2 xã Ia Lâu, Ia Piơr. Năng suất lúa bình quân đạt 5,6 tấn/ha, riêng cánh đồng Ia Lâu, Ia Piơr đạt 8 tấn/ha. 
Cùng với đầu tư phát triển cây trồng chủ lực như: cà phê, cao su, hồ tiêu và cây ăn quả, khoảng 2 năm trở lại đây, ngành Nông nghiệp huyện tập trung mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa nước cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, ngành Nông nghiệp hướng dẫn bà con sử dụng giống lúa thuần thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng, áp dụng phương pháp canh tác mới như “3 giảm, 3 tăng”, gieo sạ 10-12 kg/sào… Mỗi xã lựa chọn 1-2 giống lúa nước năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng sâu bệnh gây hại để đưa vào gieo trồng.
Vụ Đông Xuân 2021-2022, từ nguồn vốn hỗ trợ đất trồng lúa 1,1 tỷ đồng, huyện mua 80 tấn giống lúa thuần, xác nhận có năng suất, chất lượng cao như OM4900, OM6976, HT1, Đài Thơm và N25 hỗ trợ nông dân sản xuất. Bên cạnh đó, huyện xây dựng mô hình trồng hơn 1,2 ha lúa nước tại cánh đồng làng Chư Kó (xã Ia Púch); mở rộng diện tích sản xuất cánh đồng lúa nước làng Me (xã Ia Piơr) lên 90 ha...
Ông Siu Djuăck-Trưởng thôn 5 cùng cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Thăng Hưng kiểm tra ruộng lúa Đông Xuân mới gieo sạ. Ảnh: Nguyễn Hồng
Ông Siu Djuăck-Trưởng thôn 5 cùng cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Thăng Hưng kiểm tra ruộng lúa Đông Xuân mới gieo sạ. Ảnh: Nguyễn Hồng
Tại cánh đồng lúa nước Ia Cành (thôn 5, xã Thăng Hưng), nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số gieo sạ lúa vụ Đông Xuân sớm hơn so với những năm trước. Ông Siu Djuăck-Trưởng thôn 5-cho biết: Thôn có diện tích lúa nước nhiều nhất xã với 35 ha. Vừa rồi, nhiều hộ được hỗ trợ giống lúa HT1 để gieo trồng vụ Đông Xuân, bà con rất phấn khởi.
Tương tự, bà Kpă Luan (cùng thôn) cho hay: Sau khi được huyện hỗ trợ giống lúa xác nhận HT1 sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022, chúng tôi gieo sạ theo lịch thời vụ của xã. Gia đình tôi đã gieo sạ xong 2 sào được hơn 1 tuần, cây lúa sinh trưởng tốt.
Bà Kpă Luan phơi lúa nước vụ mùa 2021 vừa mới thu hoạch xong. Ảnh: Nguyễn Hồng
Bà Kpă Luan (thôn 5, xã Thăng Hưng) phơi lúa vụ mùa 2021. Ảnh: Nguyễn Hồng
Bà Trần Thị Phương Lan-cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Thăng Hưng-chia sẻ: “Toàn xã có khoảng 141 ha lúa nước 2 vụ. Vụ Đông Xuân 2021-2022, người dân được huyện hỗ trợ 6 tấn lúa giống HT1 để sản xuất 50 ha. Chúng tôi hướng dẫn bà con gieo trồng sớm hơn mọi năm ở những chân ruộng thấp, xây dựng kế hoạch điều tiết nước tưới phù hợp nhằm tránh hạn cuối vụ”.
Đến thời điểm này, người dân 2 xã Ia Lâu và Ia Piơr đã gieo trồng được 90% diện tích lúa nước, các xã khác đang xuống giống. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phối hợp với các xã, đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, xây dựng kế hoạch chống hạn ở từng cánh đồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. Đồng thời, khuyến cáo người dân xuống giống tập trung để hạn chế sự xuất hiện của sâu bệnh gây hại. Dự kiến, việc gieo sạ lúa nước vụ Đông Xuân 2021-2022 sẽ hoàn thành trước ngày 15-12.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông-cho biết: Khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi vụ sản xuất, huyện hỗ trợ giống lúa nước năng suất, chất lượng cao cho người dân. Việc này không chỉ góp phần ổn định an ninh lương thực tại chỗ mà còn nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gạo Ia Lâu” huyện Chư Prông. Đây là động lực để người dân tiếp tục sản xuất những giống lúa năng suất, chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. 
NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.