Tương lai thuộc về nông nghiệp công nghệ cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để chuyển từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một quá trình. Nó chỉ đến khi người nông dân nhận ra lợi ích thiết thực của cách làm mới này. Một khi đã nhận ra, họ sẽ tìm hiểu sâu về công nghệ, sẽ vay vốn ngân hàng để làm nông nghiệp công nghệ cao. 
Gia Lai đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bắt đầu từ chính những người nông dân. Ban đầu là tự phát, rồi sau đó có sự định hướng, chỉ đạo của chính quyền và ngành chức năng. Đây được xem là hướng đi đúng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đã có những nông dân trong tỉnh tự đầu tư hàng trăm triệu đồng để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và thu được thành công. Nông sản họ làm ra dễ tiêu thụ, lợi nhuận tăng cao. 
Ảnh  nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 23.571 ha cây trồng được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước; xây dựng được 155 cánh đồng lớn với diện tích 3.040 ha; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hơn 688 ha, GlobalGAP 500 ha, Organic 46 ha rau quả, cà phê, chè. Toàn tỉnh còn có 210 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng công nghệ cao. 
Đó là những con số báo hiệu một điều lớn lao: tương lai nền nông nghiệp sẽ thuộc về nông nghiệp công nghệ cao. 
Ngay khi áp dụng cách tưới nước nhỏ giọt, tưới tiết kiệm nước thì không những người nông dân đạt được hiệu quả trong canh tác nông nghiệp mà quan trọng hơn, họ còn có ý thức bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm tối đa nguồn nước để sử dụng lâu dài. Đó cũng là bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất.
Nông nghiệp công nghệ cao đang bắt đầu phát triển và đã thu được những thành công bước đầu. Nhưng để nông nghiệp công nghệ cao phát triển rộng rãi thì rất cần sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền, ngành chức năng, không chỉ hỗ trợ về vốn mà còn cả về tập huấn kỹ thuật, giới thiệu công nghệ mới. Đây là công việc phải làm thường xuyên, lâu dài và kiên nhẫn. Cùng với phương thức canh tác nông nghiệp này, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật của người nông dân sẽ được nâng cao thấy rõ. Và như thế, dân trí cũng nâng cao theo. Bây giờ, hầu hết mọi người đều dùng điện thoại di động thông minh, nhưng không phải người nào cũng sử dụng được hết những tính năng thông minh của nó. Chính canh tác nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp người nông dân khám phá những tính năng mới mẻ mang ý nghĩa bổ trợ của điện thoại thông minh. Khi đó, điện thoại không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn là phương tiện công nghệ áp dụng hiệu quả trong điều khiển và kiểm soát quy trình sản xuất nông nghiệp. 
Người nông dân Gia Lai giờ đã quen với việc trồng những cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu... Đó là điều kiện cần để họ có thể làm quen nhanh và ứng dụng tốt những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. Nhưng để có điều kiện đủ thì họ lại rất cần sở đắc những kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao. Điều này Nhà nước phải có kế hoạch hỗ trợ một cách thực tế và hiệu quả. Ngay việc in tài liệu về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cũng phải lựa chọn những tài liệu phù hợp nhất, tiên tiến nhất. Mua thiết bị công nghệ nông nghiệp cũng như vậy. Làm sao khi người nông dân đã cảm thấy tự tin đi vào lĩnh vực sản xuất này, họ cũng sẽ tiếp cận nhanh nhất và chuẩn nhất với công nghệ cao, với những kỹ năng sử dụng thiết bị.
Tương lai nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng thuộc về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho mọi người. Nhưng tương lai này không tự nó đến. Phải chuẩn bị, làm việc say mê, tích cực, đầy tinh thần chủ động và tính sáng tạo thì mới có được tương lai ấy.  
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.