Gia Lai :Đẩy mạnh thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để trồng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khôi phục và phát triển rừng bền vững gắn với ứng phó biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2017-2020, hơn 1 năm qua, tỉnh ta đã quyết liệt triển khai các giải pháp thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển sang cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng.
Vận động kê khai diện tích sản xuất trên đất lâm nghiệp
Ngày 23-3-2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1123/KH-UBND về việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng. Mục tiêu đề ra là từ năm 2017 đến năm 2019, toàn tỉnh sẽ thu hồi tối thiểu 30.000 ha đất rừng bị lấn chiếm. Sau hơn 1 năm triển khai, Ban Chỉ đạo các cấp đã tổ chức 955 đợt tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện kê khai diện tích đất rừng lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng với 72.319 lượt người tham gia; vận động được 13.346 hộ kê khai diện tích rẫy đang sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp là hơn 26.525 ha.
Việc thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để trả lại cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp và giao cho người dân trồng lại rừng có hưởng lợi đã được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến xã. Ông Đào Duy Tuấn-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro-cho hay: Hạt đã tham mưu UBND huyện triển khai kế hoạch thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2017-2020. Qua đó, tập trung rà soát, xác định diện tích cần thu hồi và tuyên truyền, vận động nhân dân trả lại đất rừng đã lấn chiếm cho địa phương trồng rừng. Đến nay, toàn huyện đã vận động được 5.350 hộ kê khai diện tích sản xuất trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích hơn 15.040 ha. Đồng thời, huyện cũng đang vận động bà con đăng ký chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp. Còn ông Lê Anh Dục-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pưh thì cho biết: Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với các xã và phân công cho kiểm lâm địa bàn tham mưu cho các địa phương để tuyên truyền, vận động, giúp người dân hiểu rõ các chế độ ưu đãi của Nhà nước khi tham gia trồng rừng.
  Người dân xã Hà Đông (huyện Đak Đoa) trồng keo lai xen trong rẫy lúa.    Ảnh: L.N
Người dân xã Hà Đông (huyện Đak Đoa) trồng keo lai xen trong rẫy lúa. Ảnh: L.N
Ông Nguyễn Nhĩ-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh-cho biết: Trước mắt, việc vận động người dân lấn chiếm đất rừng tự nguyện kê khai để ngành chức năng nắm bắt được ai là người sản xuất và sản xuất cây gì trên đất lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, vận động người dân chuyển đổi cây trồng theo mục tiêu lâm nghiệp, ban đầu là trên những diện tích đất xấu, bạc màu, bị xói mòn và đồi dốc... Còn đối với những diện tích người dân trồng cây công nghiệp dài ngày thì sau khi hết chu kỳ khai thác sẽ tiến hành chuyển đổi qua trồng rừng. Đặc biệt, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, các đơn vị chủ rừng và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và ngăn chặn có hiệu quả, tránh bị tái lấn chiếm đất rừng.
Đẩy mạnh trồng rừng
Để hiện thực hóa mục tiêu trong giai đoạn 2017-2018, mỗi năm toàn tỉnh trồng 7.000 ha rừng theo Nghị quyết số 92/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành chức năng, các địa phương, đơn vị chủ rừng tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực trong công tác thu hồi đất rừng và trồng rừng; hướng dẫn, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn ở các địa phương trong quá trình thực hiện... Trong đó, khó khăn lớn nhất đã được UBND tỉnh tháo gỡ đó là trong khi nguồn kinh phí của Trung ương theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa được phân bổ kịp thời thì UBND tỉnh đã chủ động tạm ứng kinh phí từ ngân sách địa phương hơn 18,6 tỷ đồng giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phân bổ cho các địa phương, đơn vị để triển khai công tác trồng, chăm sóc rừng trồng trong 2 năm (2017-2018) và tiếp tục tạm ứng 24 tỷ đồng để chăm sóc rừng trồng năm 2017, 2018 và trồng rừng năm 2019.
Việc thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để trả lại cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp và giao cho người dân trồng lại rừng có hưởng lợi vừa góp phần nâng cao độ che phủ rừng vừa tạo điều kiện cho người dân tổ chức lại sản xuất, tăng thu nhập... Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, năm 2017, toàn tỉnh trồng rừng được hơn 6.718 ha (trồng cây phân tán hơn 1.028 ha), đạt 96% kế hoạch; năm 2018 trồng rừng được hơn 5.930 ha (trồng cây phân tán hơn 972 ha), đạt 84,7% kế hoạch. Như vậy, đến nay, toàn tỉnh đã trồng rừng được 12.648 ha, đạt 126,4% so với Kế hoạch số 1123/KH-UBND của UBND tỉnh giao trong 2 năm (2017-2018) và đạt hơn 90,3% so với Nghị quyết số 92/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
Trao đổi với P.V về vấn đề này, ông Nguyễn Nhĩ cho biết: Việc triển khai thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng là nội dung mới ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ngành và đặc biệt là sự tham gia của người dân nên công tác thu hồi đất để chuyển qua trồng rừng trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn do nhận thức của người dân còn hạn chế; công tác rà soát, phân loại đối tượng lấn chiếm đất rừng khó tiếp cận các đối tượng do người dân địa phương này xâm canh sang địa phương khác và không xác định được thời điểm chặt phá, lấn chiếm đất rừng; các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng mức đầu tư cho 1 chu kỳ trồng rừng cao, thời gian dài nên họ chưa mặn mà…
Cũng theo ông Nguyễn Nhĩ, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, năm 2019, toàn tỉnh sẽ tiếp tục trồng 5.081 ha rừng (195 ha rừng phòng hộ, 3.793 ha rừng sản xuất, 93 ha rừng thay thế và 1.000 ha cây phân tán). “Để triển khai hiệu quả, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ cây giống cho người dân kịp thời và tăng mức tạm ứng kinh phí hỗ trợ cho năm đầu trong một chu kỳ trồng rừng sản xuất nhằm đảm bảo cho việc mua cây giống và cây trồng dặm cho các hộ tham gia trồng rừng. Các địa phương tiếp tục triển khai tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện kê khai diện tích đất rừng đã lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng”-ông Nhĩ cho biết thêm.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.