Nhà vườn Gia Lai vào vụ Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Rất nhiều nhà vườn trên địa bàn TP. Pleiku gắn bó với nghề trồng cúc chậu để bán trong dịp Tết. Theo đó, mỗi năm, họ cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh cả trăm ngàn chậu hoa cúc. Thời điểm này, các nhà vườn nơi đây đang tất bật chăm sóc hoa cúc với hy vọng có nguồn thu nhập đáng kể vào cuối năm. 
Tất bật chăm sóc
Đã gần 12 giờ trưa nhưng vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Phương (tổ 9, phường Hoa Lư) vẫn cặm cụi chăm sóc vườn hoa cúc. Là người tiên phong trồng hoa cúc chậu bán Tết, chị Phương đã rút ra nhiều kinh nghiệm với loại hoa này. Theo chị Phương, 10 năm trồng cúc chậu cũng là khoảng thời gian gia đình chị có nguồn thu nhập ổn định so với trồng các loại hoa khác. Do đó, năm nay, chị dành phần lớn diện tích trong 1,5 sào đất vườn của gia đình để trồng 400 chậu cúc pha lê bán dịp Tết.
 Các nhà vườn đang tất bật với công việc chăm sóc cúc chậu phục vụ Tết. Ảnh: V.T
Các nhà vườn đang tất bật với công việc chăm sóc cúc chậu phục vụ Tết. Ảnh: V.T
Theo chia sẻ của chị Phương, từ đầu tháng 8 Âm lịch, chị bắt đầu xuống giống hoa cúc. Thời gian này, trời nắng liên tục chứ không mưa như mọi năm nên cây phát triển  tốt. Một điều thuận lợi nữa là đến thời điểm này, vườn cúc không bị sâu bệnh như mấy năm trước. “Năm nay, chi phí cây giống, thuốc, vật tư tăng nhưng giá bán dự kiến sẽ không tăng vì chủ yếu bán cho khách sỉ. Ngoài ra, lượng hoa cung ứng cho thị trường cũng ngày một nhiều lên vì các nhà vườn nhận thấy hiệu quả cao nên tăng số lượng trồng”-chị Phương cho biết thêm.
Trồng hoa cúc khá công phu so với các loại hoa khác vì từ lúc xuống giống đến khi xuất bán mất khoảng 5 tháng với đủ các khâu: chuẩn bị giống, làm đất, quây chậu, chẻ tre làm que cắm, bón phân, phun thuốc, lặt lá hư, lặt bông tơ… Ngoài kỹ thuật, kinh nghiệm thì người trồng hoa còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. “Nếu từ nay đến Tết mà thời tiết quá lạnh thì cây sẽ không đạt độ cao như mong muốn, buộc phải phun thuốc. Mà nếu làm vậy hoa nở cũng không được to, đẹp. Hoặc nếu cây bị nhiễm bệnh mà không chữa khỏi coi như... đi tong”-ông Nguyễn Văn Thảo (tổ 9, phường Hoa Lư) cho hay.
Thời điểm này, tại các nhà vườn ở tổ 9 (phường Hoa Lư) và tổ 3, 4, 8 (phường Thắng Lợi), cúc đang lên xanh mướt. Nói đến quy mô trồng phải kể đến hộ ông Hoàng Văn Yến và ông Hoàng Minh Ngọc (tổ 8, phường Thắng Lợi) với khoảng 6.000 chậu hoa cúc, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng. Theo ông Hoàng Minh Ngọc, từ lúc xuống giống hoa cúc đến nay đã hơn 3 tháng. Thời điểm này, gia đình ông đang cắm que, buộc kẽm định dáng, giữ cho thân cây hoa cúc phát triển cao, thẳng. “Trồng cúc mà không dày công chăm sóc thì thân không cao, màu không rực rỡ, hoa không to, không nở đều vào dịp Tết và tất nhiên giá bán sẽ giảm rất nhiều”-ông Ngọc nói. Cũng theo ông Ngọc, để có vườn hoa cúc đẹp, người trồng còn phải biết áp dụng kỹ thuật chong đèn cho cây vào ban đêm để kích thích cây sinh trưởng, phát triển đồng đều và điều chỉnh thời gian ra hoa theo ý muốn.             
Chờ ngày đơm bông
Nhờ thời tiết thuận lợi cúc tăng trưởng đạt chiều cao tốt. Ảnh: Vũ Thảo
Nhờ thời tiết thuận lợi cúc tăng trưởng đạt chiều cao tốt. Ảnh: Vũ Thảo
Ông Nguyễn Xuân Anh-Chủ tịch Hội Nông dân phường Thắng Lợi-cho biết: “Nhiều năm nay, nhận thấy việc trồng hoa cúc chậu bán dịp Tết mang lại hiệu quả, sau khi hết vụ rau, khoảng từ cuối tháng 7 Âm lịch, nhiều hộ nông dân đã chuyển sang trồng hoa cúc chậu. Hiện trên địa bàn phường đã phát triển được hơn 40 ha hoa các loại của hơn 130 hộ. Riêng hoa cúc chậu hiện có hơn 30 hộ làm với số lượng khoảng hơn 60 ngàn chậu xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh”. Cũng theo ông Anh, hầu hết các hộ đều xem việc trồng hoa Tết là nguồn thu nhập chính trong năm. Vì vậy, từ chỗ chỉ có vài hộ làm với diện tích nhỏ, đến nay, số hộ làm hoa đã phát triển nhanh chóng, quy mô được mở rộng rất nhiều. Hộ làm ít cũng hơn 1 sào, hộ làm nhiều thì 5-6 sào.
Gắn bó với hoa cúc đã chục năm nay, nông dân ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng loại hoa này bán Tết nên hầu như chuyện thất thu do kỹ thuật không đạt rất hạn chế, chỉ những năm thời tiết quá khắc nghiệt thì các nhà vườn mới bị ảnh hưởng. Xét về hiệu quả kinh tế thì trên cùng một diện tích đất, trồng hoa cúc chậu sẽ lãi gấp 3 lần so với trồng các loại rau màu. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên hoa cúc sinh trưởng tốt, chưa bị sâu bệnh. Nếu Tết này giá hoa cúc ổn định như năm ngoái (200-250 ngàn đồng/chậu nhỏ, 350 ngàn đồng/chậu lớn) thì các nhà vườn sẽ trúng lớn.
Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.