Ia Pa chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Pa, Gia Lai đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi. Nhờ đó, năng suất và sản lượng cây trồng luôn đạt cao, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
Thửa ruộng 2 ha của gia đình ông Khương Tý (thôn 2, xã Kim Tân) mặc dù nằm gần mương thủy lợi nhưng những năm trước vẫn thường xuyên bị thiếu nước vào mùa khô. Nguyên nhân chủ yếu là do chân ruộng cao, hệ thống kênh nhánh chưa được xây dựng tới nơi. Gia đình ông Tý lúc đó chỉ trồng bắp và đậu các loại, thu nhập không ổn định. Năm 2015, khi huyện đầu tư xây dựng hệ thống kênh dẫn nước vào ruộng, gia đình ông đã chủ động thuê xe san ủi diện tích này. Ông Tý cho biết: “Có nước về tận ruộng, tôi đã chuyển sang trồng lúa nước 2 vụ, cho thu nhập ổn định. Vụ mùa năm nay, năng suất lúa đạt 8 tấn/ha, trừ chi phí còn lãi hơn 30 triệu đồng/ha”.
 Nhân viên trạm bơm Kim Tân 2 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa) bảo dưỡng máy bơm chuẩn bị tưới cho vụ Đông Xuân 2018-2019.  Ảnh:  Ngọc Sang
Nhân viên trạm bơm Kim Tân 2 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Gia Lai) bảo dưỡng máy bơm chuẩn bị tưới cho vụ Đông Xuân 2018-2019. Ảnh: Ngọc Sang
Không chỉ có gia đình ông Tý mà nhiều nông dân ở xã Kim Tân cũng rất phấn khởi vì hệ thống kênh mương thủy lợi của địa phương hàng năm được gia cố và mở rộng thêm, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn xã có trạm bơm Kim Tân 1 và Kim Tân 2 với năng lực tưới hơn 100 ha. Toàn xã hiện đã có 4 km kênh mương được xây dựng kiên cố. Ông Trương Minh Khang-Chủ tịch UBND xã Kim Tân-cho biết: Từ chỗ thiếu nước sản xuất, đến nay, hệ thống kênh mương đã cơ bản đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cây trồng của người dân. Trước đây, bà con chỉ sản xuất được một vụ thì nay đã tăng lên hai vụ. Hiện toàn xã có gần 100 ha lúa nước 2 vụ với năng suất bình quân đạt 8 tấn/ha. Hệ thống kênh mương điều tiết nước thuận lợi giúp người dân yên tâm sản xuất, tăng thu nhập.
Trên địa bàn huyện Ia Pa hiện có 1.400 ha lúa nước ở các xã Ia Trok và Ia Ma Rơn nằm trong vùng tưới của công trình thủy lợi Ayun Hạ nên chủ động được nguồn nước tưới. Hơn 1.600 ha lúa nước còn lại ở các xã Kim Tân, Chư Răng, Pờ Tó và 4 xã phía Đông sông Ba (Ia Broăi, Ia Tul, Chư Mố, Ia Kdăm) phải dựa vào nguồn nước của các trạm bơm điện và các giếng khoan của người dân. Để chủ động nguồn nước tưới cho diện tích này, thời gian qua, huyện đã đầu tư làm 15 trạm bơm điện gồm 45 tổ máy có tổng năng lực tưới thiết kế là 1.390 ha; xây dựng hệ thống kênh mương dài 130,84 km, trong đó có hơn 98 km kênh mương đã được kiên cố, còn lại 32,7 km kênh đất.
Để phát huy năng lực của các trạm bơm điện, năm 2017, UBND huyện Ia Pa đã huy động nhiều nguồn kinh phí được 11,8 tỷ đồng để kiên cố hóa 12,8 km kênh mương. Năm 2018, huyện tiếp tục huy động được 12,3 tỷ đồng để kiên cố hóa 11,6 km kênh mương và sửa chữa, thay thế các tổ máy bơm, gia cố bể hút, hạ thấp bể hút một số tổ máy bơm, nạo vét cửa nhận nước… nhằm chủ động nguồn nước tưới cho các cánh đồng lúa. Ông Trần Văn Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa-cho hay: Trong vụ Đông Xuân 2017-2018 và vụ mùa 2018, các trạm bơm phải vận hành hết công suất để cung cấp đủ nguồn nước cho cây lúa. Trong đó, nhiều trạm bơm điện có năng lực tưới vượt cao hơn công suất thiết kế từ 30% đến 40% như: trạm bơm Ia Tul 2 (xã Ia Tul), trạm bơm Chư Mố 1 (xã Chư Mố), trạm bơm Kim Tân 1 (xã Kim Tân), trạm bơm buôn Jứ (xã Ia Broăi)... Nhờ cung cấp đủ nguồn nước nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2017-2018 bình quân đạt 67,2 tạ/ha, vụ mùa 2018 đạt 63,6 tạ/ha.
Ông Trần Văn Hùng-cho biết thêm: Những năm qua, huyện luôn chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. Nhờ đó đã phát huy hiệu quả sử dụng đất, khắc phục tình trạng hạn hán gay gắt tại nhiều cánh đồng. Hiện nay, 9/9 xã trong huyện đã hoàn thành việc thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục kết hợp lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác nhau để phát triển các công trình thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương nội đồng nhằm mở rộng diện tích cây trồng, góp phần tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
 Ngọc Sang

Có thể bạn quan tâm

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.