Trai trẻ miền Tây kiếm bộn tiền nhờ nuôi lươn không bùn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Anh Lâm Thanh Cường - Bí thư Chi đoàn ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đầu tư xây dựng hệ thống bể xi măng để nuôi lươn không bùn. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm anh xuất bán 1,7-1,8 tấn lươn, lợi nhuận cả trăm triệu đồng...
Giữa năm 2015, anh Lâm Thanh Cường - Bí thư Chi đoàn ấp Phú Điền, xã Phú Thành A đã đầu tư vốn thiết kế hồ nuôi lươn bằng cách xây tường xi măng lên cao 1 m trên một khoảng sân trống hình chữ nhật cạnh nhà, có thể thay nước dễ dàng.
Theo đó, anh Cường xây một cái hồ hình chữ nhật có diện tích 126m2 và chia làm 7 cái hồ nhỏ (mỗi bồn 18m2). Phía đáy hồ nuôi anh phủ một lớp bùn cao 7 cm, rồi bơm nước vào hồ và thả lươn giống vào nuôi. Dưới đáy hồ anh đặt 6 bó cây dùng để thức ăn cho lươn. Bên trên mặt nước hồ được phủ kín bởi một mảng cây bắp tẻ khô sau thu hoạch… để tạo bóng mát cho lươn có nơi bám vào nghỉ ngơi, trú ẩn. Mỗi góc hồ chừa một lỗ trống nhỏ để bỏ thức ăn cho lươn ăn. Tháng 7/2015, anh Cường thả nuôi 7.000 con lươn giống.
 
Anh Cường bên hệ thống hồ xi măng nuôi lươn của gia đình
Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu được anh Cường sử dụng là cá tạp, cua, ốc bươu vàng nấu chín trộn với thức ăn viên công nghiệp độ đạm cao. Lúc đầu, anh thả lươn giống vào hồ ương nuôi.
Một tháng sau, anh tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh được ương nuôi trong môi trường khắc nghiệt, rồi thả đều khắp vào 7 cái hồ để nuôi đại trà và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của lươn.
Theo anh Cường, cứ đầu tư khoảng 3,5kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg lươn thương phẩm. Bên cạnh đó, anh Cường còn thường xuyên thay nước bồn nuôi lươn mỗi ngày, chăm sóc đàn lươn nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh cho lươn kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật để giúp lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn công.
Sau 10 tháng nuôi, anh Cường cho tát 7 hồ, thu hoạch được hơn 1,7 tấn lươn thương phẩm, bán giá bình quân 155.000 đồng/kg, thu nhập trên 263 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh Cường còn lãi hơn 110 triệu đồng.
Phấn khởi trước vụ nuôi lươn đầu tiên, anh Cường tiếp tục đầu tư vốn xây thêm 1 hồ xi măng 36m2 cạnh nhà và chia làm 4 cái hồ nhỏ (mỗi bồn 9m2), nâng lên tổng cộng 11 hồ nuôi. Tháng 7/2016, anh Cường thả nuôi tổng cộng 10.000 con lươn giống.
Với cách thức nuôi như nêu ở trên, sau 10 tháng cần mẫn chăm sóc, anh Cường cho tát hồ và thu hoạch được 1,8 tấn lươn thương phẩm. Do năm 2016 giá bán lươn thấp, thương lái chỉ mua có 130.000 đồng/kg, thu nhập gần 240 triệu đồng, trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh Cường còn lãi hơn 50 triệu đồng!
Cuối năm 2017, anh Cường tiếp tục thả 10.000 con lươn giống vào 11 cái hồ cũ cạnh nhà để nuôi. Đến nay, sau hơn 7 tháng nuôi đàn lươn đang phát triển tốt, không có dấu hiệu bị bệnh… Bình quân mỗi con hiện đạt trọng lượng từ 200 - 250gram…
Anh Lâm Thanh Cường chia sẻ: “Dự định vào khoảng tháng 10/2018, tôi sẽ tát hồ và xuất bán lứa lươn này. Nếu giá thị trường giữ vững như hiện nay là 152.000đồng/kg, tôi sẽ có lợi nhuận hơn 150 triệu đồng. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng mô hình làm ăn cho gia đình khá hơn”
Nuôi lươn trong hồ xi măng của Lâm Thanh Cường vừa có nguồn thu nhập cao - vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đây là mô hình độc đáo đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống và từng bước khá giàu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển…
Anh Đỗ Hoàng Giang - Bí thư Xã đoàn xã Phú Thành A nhận xét: “Trong công tác Đoàn, anh Cường là người tâm huyết, nhiệt tình trong hoạt động. Anh cũng tích cực tìm hiểu và áp dụng nhiều mô hình làm ăn kinh tế cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn ấp Phú Điền. Nổi bật, với mô hình nuôi lươn trong bồn xi măng đã tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh Cường. Hiện nay, hộ anh Cường được đánh giá là hộ khá từ nghề nuôi lươn trong bồn ở địa phương. Thời gian tới, Xã Đoàn Phú Thành A sẽ triển khai nhân rộng mô hình này cho đoàn viên thanh niên trong xã tham gia để thoát nghèo, vươn lên khá, giàu…”
Dân Việt/Trần Trọng Trung (TT KNQG)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.