Cần 1,4 triệu lao động cho 15.000 hợp tác xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho biết, từ nay đến năm 2020 sẽ có 1,4 triệu lao động sơ cấp, trung cấp được đào tạo, đáp ứng nhân lực cho 15.000 hợp tác xã (HTX).
Nhân lực HTX đang thiếu và yếu
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (KTHT&PTNT), hiện nay các HTX hoạt động kém hiệu quả là do trình độ quản lý và chuyên môn của cán bộ còn hạn chế. Số cán bộ quản lý HTX nông nghiệp trên cả nước đã qua đào tạo trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 46%; hơn 60% chủ tịch HĐQT hoặc giám đốc HTX đã hết tuổi lao động, điều hành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm...
Mô hình sản xuất cà phê theo quy trình VietGAP đang mang lại nhiều lợi ích cho nông dân.  Ảnh: I.T
Mô hình sản xuất cà phê theo quy trình VietGAP đang mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Ảnh: I.T

Hiện một số địa phương như Tiền Giang, Trà Vinh, Nam Định… cũng đã có kế hoạch triển khai mô hình đưa cử nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại các HTX nông nghiệp. Đây được xem là giải pháp hiệu quả nhất để các HTX nông nghiệp có thể bổ sung cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản.


Phó Cục trưởng Cục KTHT&PTNT Lê Đức Thịnh nhận định, hạn chế về trình độ năng lực cá nhân dẫn đến khó khăn cho HTX trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng và khả năng xây dựng chuỗi giá trị khi liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Trong khi đó, phần lớn nhân sự giữ các vị trí chủ chốt và quản lý HTX có độ tuổi cao hoặc hết tuổi lao động.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Phong - Phó Chủ tịch Liên minh HTX TP.Hà Nội cho hay, hiện nay số cán bộ của HTX nông nghiệp có trình độ trung cấp trở lên trong hội đồng quản trị trên địa bàn chỉ chiếm 28,5%, ban kiểm soát chiếm 16,2%, kế toán là 45,5%.
Lao động trẻ sẽ tạo đột phá cho HTX
Đó là khẳng định của ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục KTHT&PTNT khi trao đổi với NTNN xung quanh câu chuyện nhân lực cho HTX phát triển.
Ông Trung cho rằng, về đào tạo nghề, Bộ NNPTNT xác định đến năm 2020 sẽ phải đào tạo được 1 triệu lao động có trình độ sơ cấp trong khu vực nông thôn và 400.000 đạt trình độ trung cấp theo Quyết định 971. Hiện nay chúng ta đang nỗ lực thực hiện đào tạo để đạt được con số 1,4 triệu lao động sơ cấp và trung cấp.
Về các chương trình đào tạo, ông Trung khẳng định: “Chúng tôi sẽ đa dạng hóa hình thức đào tạo, trong đó tới đây Bộ NNPTNT sẽ có kế hoạch đưa cán bộ HTX đi lao động và học tập ở nước ngoài, từ đó tiếp cận được tiến bộ sản xuất, học hỏi nền nông nghiệp trình độ cao để sau đó về chắt lọc áp dụng trong nước”.
Cũng về vấn đề này, ông Phạm Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam cho rằng: “Để thúc đẩy phát triển mô hình HTX kiểu mới tham gia chuỗi liên kết bền vững, chúng ta cần lấy đoàn viên thanh niên ở địa phương làm nòng cốt, đồng thời đưa tri thức trẻ về HTX làm việc. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa việc thất thoát nguồn nhân lực địa phương. Tính năng động sáng tạo của tuổi trẻ sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho HTX”.
Trên thực tế, thời gian gần đây đã có nhiều HTX ăn nên, làm ra nhờ sự quan tâm thu hút và phát triển đội ngũ quản lý, cán bộ được đào tạo bài bản từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành. HTX chăn nuôi bò sữa Evergrowth là một trong những ví dụ điển hình về sự nhanh nhạy này. Hiện, HTX đang có hơn 20 cán bộ tốt nghiệp đại học các chuyên ngành như: Thú y, chăn nuôi, trồng trọt, quản lý kinh tế… với mức lương bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Tương tự, HTX cà phê ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) cũng đã gặt hái thành công khi quyết định đầu tư cho con em xã viên đi học đại học, khi tốt nghiệp sẽ tiếp nhận làm việc tại HTX. Nhờ đó, người dân tin tưởng ký hợp đồng mua phân bón của HTX ngày càng lớn, doanh thu từ phân bón và tư vấn kỹ thuật năm 2017 của HTX đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam khẳng định, trong thời gian tới, việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực cho HTX được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế tập thể.
Đình Thắng (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.