Thu nhập khá nhờ chuyển đổi từ hồ tiêu sang na Thái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 2 năm xuống giống, vườn na Thái 160 cây của gia đình anh Nguyễn Văn Sinh (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã cho thu bói, trừ chi phí còn lãi 70 triệu đồng.  
Tại Hội chợ nông sản an toàn huyện Chư Pưh được tổ chức vào đầu tháng 9-2018, quả na Thái của gia đình anh Nguyễn Văn Sinh được rất nhiều người tìm mua. Anh Sinh cho biết, năm 2014, khi diện tích hồ tiêu của gia đình bị chết cũng là lúc anh tình cờ xem trên mạng thấy giống na Thái trồng ở miền Tây đang được nhiều người ưa chuộng. Vậy là anh quyết chuyển đổi 7 sào đất trồng hồ tiêu sang trồng loại cây này. Năm đầu tiên, anh trồng thử nghiệm 160 cây. Sau 2 năm trồng và chăm sóc, thấy cây na Thái phát triển tốt, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, anh quyết định trồng thêm 140 cây. “Lúc mới trồng, gia đình tôi phải mua giống tận Tiền Giang. Dù đã tìm hiểu kỹ về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây na Thái nhưng thời gian đầu tôi cũng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, năm ngoái, vườn cây vẫn phát triển tương đối tốt, cho quả to, ngọt. Sau vụ thu bói, gia đình tôi lãi 70 triệu đồng”-anh Sinh cho biết.
  Anh Nguyễn Văn Sinh bên vườn na của gia đình. Ảnh: Lê Trang
Anh Nguyễn Văn Sinh bên vườn na của gia đình. Ảnh: Lê Trang
Theo anh Sinh, trồng na Thái vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Cây na Thái cũng không kén đất và thích hợp với khí hậu ở Tây Nguyên. Nhưng để na Thái cho quả to, đẹp, không bị sâu, người trồng phải nắm vững kỹ thuật, từ cách chọn giống đến các khâu chăm sóc, bón phân, phun thuốc, nhất là thời kỳ cây ra hoa, thụ phấn. Đặc biệt, từ khi cây ra hoa đậu quả đến khi thu hoạch, nhà vườn cần bón đủ phân và đảm bảo nguồn nước tưới. Cây na Thái ít sâu bệnh, chủ yếu là bệnh rệp sáp hại quả nên ngoài việc phun thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng định kỳ, nhà vườn cần tưới nước thường xuyên để rửa các loại nấm bệnh, côn trùng bám đậu trên lá. Bên cạnh đó, nhà vườn còn cần bọc túi lưới cho từng quả. “Khi na ra quả được 1 tháng, gia đình tôi mua túi lưới về bọc. Việc bọc túi lưới tốn công nhưng hạn chế được sâu bệnh, quả na to và đẹp hơn”-anh Sinh cho biết.
Để na Thái bán được giá, anh Sinh có kỹ thuật chăm sóc và bón phân riêng giúp cây ra hoa đậu quả đúng thời kỳ. Mỗi năm, na Thái cho thu 2 vụ, vụ  đầu từ tháng 7 đến tháng 9, vụ thứ hai vào Tết Nguyên đán. Diện tích na Thái trồng sớm của gia đình anh Sinh năm nay bước vào mùa thu hoạch thứ  hai. Với 160 cây, dự kiến anh thu được trên 2 tấn quả. “Na Thái có vị ngọt thanh, ít hạt hoặc không có hạt, thịt dai, ít bị nứt bể khi chín, nhờ đó thu hoạch và vận chuyển thuận tiện hơn các giống na truyền thống. Rằm tháng 7 vừa qua, gia đình tôi xuất bán 5-7 tạ cho thương lái ở Kon Tum, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh. Na loại 1 tôi bán với giá 70.000 đồng/kg, loại 2 có giá 40.000-45.000 đồng/kg. Từ nay đến Rằm tháng 8, gia đình tôi sẽ bán hết na vụ 1, sau đó cắt tỉa cành để na ra hoa, đậu quả bán kịp vào dịp Tết Nguyên đán”-anh Sinh hồ hởi cho biết.
Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Vụ lúa bội thu ở vùng biên giới Chư Prông

Vụ lúa bội thu ở vùng biên giới Chư Prông

(GLO)- Huyện Chư Prông được xem là vựa lúa vùng biên của tỉnh khi các công trình thủy lợi đang phát huy hiệu quả, giúp người dân mở rộng diện tích sản xuất. Vụ Đông Xuân 2023-2024, năng suất lúa nơi đây ổn định, giá lúa khô lại tăng cao đã đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.