Ổn định đầu ra cho trái cây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với điều kiện khí hậu, nguồn nước, thổ nhưỡng… thuận lợi, nước ta có nhiều lợi thế để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, điều, chè, hồ tiêu... Nhiều thập niên qua, các loại cây này đã mang lại nguồn thu lớn cho các địa phương, giúp hàng vạn hộ nông dân thoát nghèo, giàu lên. 

Bên cạnh cây công nghiệp, các loại cây ăn quả chất lượng cao cũng đã và đang khẳng định thế mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy chưa có con số thống kê chính xác song có thể nói, các loại cây ăn quả nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới đều có mặt trên các vùng miền trong cả nước. Từ Bắc vào Nam, có thể kể ra hàng chục giống cây đặc sản nổi tiếng của mỗi vùng như: mận hậu, cam sành Hà Giang; bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ); nhãn Hưng Yên; vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang); dứa Ninh Bình; bưởi Thanh Trà, chuối Ngự (Huế); dừa Bồng Sơn (Bình Định); dâu, hồng Đà Lạt (Lâm Đồng); nho Phan Rang (Ninh Thuận); thanh long Bình Thuận; măng cụt, chôm chôm Đồng Nai; bưởi da xanh, dừa Bến Tre; bưởi 5 roi Vĩnh Long; xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang); xoài cát chu (Đồng Tháp)…

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phong phú về chủng loại và sản lượng khá cao nhưng trước đây, trái cây Việt Nam chủ yếu cung ứng cho thị trường trong nước. Điều này thường dẫn đến tình trạng, năm mất mùa thì không đủ bán, năm được mùa lại ứ đọng, có vườn phải để trái cây hư thối không tiêu thụ được. Đã vậy, nhiều chủ vườn lại chạy theo phong trào, thấy loại nào bán được là đổ xô vào trồng, mấy năm sau thu hoạch thì không có đầu ra, phải chặt bỏ vừa tốn công vừa tốn thời gian, mất tiền đầu tư. Một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng làm cho trái cây Việt khó xuất khẩu ra thị trường ngoài nước là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng vượt mức cho phép, trong khi nhiều nước có chế độ kiểm định thực phẩm rất nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Vài thập niên gần đây, nhà vườn Việt Nam vừa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lai tạo, chiết, ghép, chọn cây đầu dòng, vừa thực hiện chuyển đổi sang sản xuất bảo đảm sản phẩm sạch đúng nghĩa, đồng thời nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Nhờ vậy, trái cây Việt đã bảo đảm được các yêu cầu cao về hình thức, chất lượng, đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường nước ngoài. Đến nay, trái cây Việt đã xuất khẩu sang 60 thị trường trên thế giới. Ngay cả những quốc gia “khó tính” như Mỹ, Nhật... cũng nhập khẩu trái cây Việt. Tin vui nhất là mới đây (10-4-2018), trái chôm chôm Việt đã xuất khẩu sang thị trường New Zealand sau 7 năm đàm phán, trước đó là xoài và thanh long.

Với 1,15 triệu ha đất trồng cây lâu năm, trước đây, người dân Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng cũng trồng một số loại cây ăn quả phổ biến trên đất vườn như: mít, dứa, ổi, bơ, chuối... Tuy nhiên, khoảng trên dưới 30 năm nay, Gia Lai đã du nhập một số giống cây ăn quả chất lượng cao từ các nơi về như: thanh long, sầu riêng, mít Tố Nữ, nhãn lồng, bơ sáp, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn… Có thể nói, tuy muộn song những dòng cây ăn quả này đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trên vùng đất mới: khu vực phía Tây và Đông Nam tỉnh là xứ sở của xoài, thanh long, bơ, sầu riêng; phía Đông là vùng đất của cam sành, nhãn, vú sữa… Cũng chưa thể thống kê hết được sản lượng hàng năm của các loại cây ăn quả đang có mặt trên đất Gia Lai song mùa nào thức ấy, trái cây “made in Gia Lai” như: xoài Ayun Pa, sầu riêng Đức Cơ, Chư Prông, bơ Chư Sê, chuối Ia Tiêm… vẫn đều đặn được đưa ra phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trái cây ở nước ta có nhiều chủng loại và một số đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, song số lượng còn lại vẫn rất lớn, nhiều lúc không tiêu thụ kịp do cầu thấp hơn cung và chất lượng không đồng đều. Ngay trên địa bàn Gia Lai, hiện diện tích trồng chanh dây đã lên đến hàng ngàn héc-ta, sản phẩm thu hoạch suốt các mùa trong năm. Bên cạnh đó còn có các loại trái cây khác sản lượng cũng rất lớn như: chuối, mít… rất cần chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Do vậy, song song với việc mở rộng vùng chuyên canh cây ăn quả thì vấn đề xây dựng các nhà máy chế biến trái cây trên địa bàn cũng rất bức thiết, giúp ổn định đầu ra để người sản xuất an tâm đầu tư vào nâng cao chất lượng nông sản.

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.