An Khê xây dựng thương hiệu rau sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ mô hình sản xuất rau sạch trồng trong nhà màng, ngành Nông nghiệp và PTNT thị xã An Khê đang hướng nông dân sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP với giấc mơ sẽ xây dựng thành công thương hiệu rau cho vùng đất này.

Từ mô hình điểm

Khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp là điều kiện thuận lợi để thị xã An Khê phát triển nghề trồng rau xanh. Tuy nhiên, nhiều người vì chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ các quy trình, quy định về sản xuất khiến giá trị mặt hàng rau xanh không cao.

 

Trồng rau sạch mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nông dân.                 Ảnh: internet
Trồng rau sạch mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nông dân. Ảnh: internet

“Mục tiêu chính của mô hình là giúp người sản xuất tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trồng rau trong nhà màng và chủ động mùa vụ sản xuất rau, từ đó xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn chất lượng cao phục vụ nhu cầu tại chỗ và các huyện lân cận”-ông Võ Kim Anh-Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông thị xã An Khê, nói về mục đích triển khai mô hình “Nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP”. Chương trình thuộc dự án khuyến nông năm 2017 do UBND thị xã An Khê triển khai và Trạm Khuyến nông thị xã thực hiện với tổng kinh phí trên 480 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách thị xã là 158,5 triệu đồng, số còn lại do người dân đóng góp.

Mô hình áp dụng sản xuất cà chua an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với sự tham gia của một số hộ dân phường An Bình. Các hộ dân tham gia làm nhà màng theo mẫu thiết kế do Trạm Khuyến nông thị xã hướng dẫn. Với quy mô 1.600 m2, kinh phí do chương trình hỗ trợ 50% giá trị vật tư (ống kẽm, tấm lợp nhựa, lưới chống côn trùng).

Các hộ dân tự chủ về nhân công và kinh phí đầu tư giống, phân bón và các vật tư nông nghiệp phục vụ quá trình sản xuất. “Rau sản xuất trong nhà màng sẽ ngăn ngừa sự tấn công của sâu bệnh. Ngoài ra, nhờ có hệ thống màng, nông dân có thể làm chủ điều kiện thời tiết, chống nóng, lạnh hay các tác động bất lợi của thiên tai cũng như kiểm soát độ ẩm, tiết kiệm nguồn nước tưới. Nhờ thế, việc canh tác rau sẽ ít cần đến các loại thuốc trừ sâu, sản phẩm an toàn, giá cao và được người tiêu dùng ưa chuộng”-ông Anh phân tích. Mô hình này không chỉ khai thác hiệu quả hơn những tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực sản xuất rau mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Khi tham gia mô hình, bà con nhận thức được tầm quan trọng của việc sản xuất rau an toàn để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước tạo nên nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững.

Xây dựng thương hiệu rau An Khê

Chia sẻ về mô hình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Võ Kim Anh cho biết, thị xã An Khê là vùng chuyên canh rau khá lớn tại khu vực phía Đông tỉnh. Tuy nhiên, điểm hạn chế chung của những vùng sản xuất rau này là hầu hết vẫn theo lối truyền thống, chạy theo lợi nhuận, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không theo khuyến cáo.

Do đó, sản phẩm rau xanh của phường An Bình nói riêng, rau của nông dân An Khê nói chung vẫn chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. “Ngành chuyên môn rất quan tâm tới việc tìm giải pháp xây dựng và phát triển vùng chuyên canh rau chất lượng cao, tạo ra sản phẩm an toàn và có chỗ đứng trên thị trường. Muốn làm được điều này thì phải thay đổi tập quán sản xuất, trồng rau theo phương pháp an toàn. Từ thực tế đó, thị xã đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn phường An Bình và sẽ tiếp tục thành lập nhiều HTX rau an toàn khác để thu mua sản phẩm cho bà con cũng như ký kết cung ứng cho các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu”-ông Anh nói.

Hiện nay, ngành Nông nghiệp và PTNT đã quy hoạch 11 chủng loại rau để triển khai sản xuất theo mô hình VietGAP. Mới đây, một số đơn vị tại TP. Vinh (tỉnh Nghệ An), Thừa Thiên-Huế, TP. Đà Nẵng… đã đặt vấn đề liên kết, hợp tác tiêu thụ rau sạch của thị xã An Khê. Doanh nghiệp tại các địa phương này muốn thông qua các HTX sản xuất rau an toàn để có cam kết vững chắc về chất lượng, sản lượng ổn định. Trước cơ hội này, thị xã An Khê đang khẩn trương xây dựng dự án “Xây dựng nhãn hiệu rau tập thể An Khê” với nguồn vốn khoảng 410 triệu đồng.

Đây là điều kiện để rau sạch An Khê bước vào những thị trường lớn hơn, khó tính hơn như hệ thống siêu thị uy tín hay xa hơn là xuất khẩu. “Hành trình này không hề đơn giản nhưng địa phương đang phối hợp với một đơn vị tư vấn xây dựng nhãn hiệu để hỗ trợ tốt nhất. Dù gian nan nhưng chúng tôi đang đi đúng hướng, đó là sản xuất rau an toàn, có giá trị cao”-Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông thị xã An Khê nhấn mạnh.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.