Trồng cà tím Nhật Bản không lo đầu ra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2017, Hợp tác xã Công nghệ cao Quang Minh II, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh triển khai trồng 10 ha cà tím Nhật Bản.

 

Ảnh: Lê Trang
Ảnh: Lê Trang

Với mô hình này, Hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm nhỏ giọt và sử dụng chủ yếu là phân hữu cơ, sinh học và phân hóa học trong danh mục cho phép.  Để tìm đầu ra cho cà tím Nhật Bản, hợp tác xã đã liên kết với Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu-Chi nhánh Nha Trang bao tiêu sản phẩm. Sau 3 tháng trồng và chăm sóc, đến nay Hợp tác xã đã thu hoạch được trên 500 tấn, với giá bán bình quân 5.500 đồng/kg, hợp tác xã thu về 2,75 tỷ đồng.

Mô hình trồng cà tím Nhật Bản là mô hình mới, lần đầu tiên Hợp tác xã Công nghệ cao Quang Minh II  triển khai trồng trên đất Chư Pưh, mặc dù khi triển khai có nhiều khó khăn nhất định, nhưng đây là mô hình có sự liên kết giữa nhà sản xuất với công ty trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm.

Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.