Tái cơ cấu nông nghiệp từ bảo quản và chế biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lúa gạo của Việt Nam đang giảm sức cạnh tranh do phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu thô nông sản, khâu chế biến kém, không làm chủ được thị trường...

Gần đây, các nhà hoạch định chính sách và cả cơ quan quản lý nhà nước đều lo ngại rằng hạt gạo Việt Nam đang thể hiện sự đuối sức trong cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Mặc dù từ năm 2006, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu đã đón nhiều cơ hội mới, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã gấp 4 lần so với trước, đạt 32,1 tỷ USD vào năm 2016, thế nhưng đối với lúa gạo những năm gần đây tốc độ xuất khẩu chậm lại và khó khăn hơn.

 

Nông dân Bạc Liêu thu hoạch lúa đông xuân
Nông dân Bạc Liêu thu hoạch lúa đông xuân



Lúa gạo của Việt Nam đang giảm sức cạnh tranh do phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu thô nông sản, khâu chế biến kém, không làm chủ được thị trường, đặc biệt là tình trạng quy trình sản xuất không đạt chuẩn về nông sản sạch, lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Điều đó cho thấy, khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch và giám sát chất lượng nông sản - thực phẩm xuất khẩu rất quan trọng, cần phải được đầu tư đúng mức, cần có những chương trình quyết liệt hơn.

Rất mừng là gần đây, có nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam được các nước nhập khẩu đánh giá cao không chỉ vì độ thơm ngon mà còn từ quy trình sản xuất, thu hái, chế biến, bảo quản, đóng gói… tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn hiện đại, nghiêm ngặt, đảm bảo yêu cầu kiểm dịch và chất lượng.

Có thể kể tên một vài thương hiệu như cà phê Tây Nguyên, nhãn Ido, xoài Cát Chu, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chôm chôm Java, chè Shan Tuyết, chè Ô Long, chè Tân Cương, vải thiều Lục Ngạn...

Đứng đầu là về rau củ quả, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016 đã đạt kỷ lục là 2,4 triệu USD và năm 2017 dự báo có thể đạt tới 3 tỷ USD.

Trái cây Việt Nam đang được nhiều nước hồ hởi đón nhận, nhưng để được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia… cho phép nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó có quy trình trồng - thu hái và xử lý chiếu xạ.

Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh “tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Tuy nhiên, nếu tái cơ cấu mà bỏ qua vấn đề đầu tư nâng cao năng lực chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ nông sản, áp dụng mạnh mẽ công nghệ bảo quản - chống tổn thất sau thu hoạch, cùng với hệ thống giám sát chất lượng chuẩn mực thì chưa có hiệu quả.

Việc này tất nhiên do chính doanh nghiệp thực hiện, nhưng Nhà nước cần đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn buộc doanh nghiệp phải đáp ứng, đồng thời hỗ trợ vốn và lãi suất để doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn cho chế biến, bảo quản sau thu hoạch và nâng cao chất lượng.

Phúc Hậu (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.