Cây tiêu lốt nên mở rộng diện tích hay không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Chư Sê nói riêng, việc bà con nông dân ồ ạt phát triển một số giống cây trồng mới  thiếu kiểm soát, gây không ít khó khăn đối với ngành nông nghiệp về quản lý nguồn giống cũng như đặt ra bài toàn về đầu ra cho sản phẩm. Đối với cây tiêu lốt, mặc dù diện tích chưa nhiều, song cũng cần khuyến cáo bà con nông dân thận trọng khi mở rộng diện tích trồng giống tiêu này để hạn chế thiệt hại xảy ra.

Ảnh: Đức Chí
Ảnh: Đức Chí

Theo số liệu thống kê, trên địa địa bàn huyện Chư Sê có khoảng 3 ha cây tiêu lốt với 6.000 trụ, tập trung tại một số xã như: Chư Pơng, Al Bá, Bờ Ngoong và thị trấn Chư Sê, hầu hết số tiêu trên được canh tác bởi các xã viên Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê. Qua tìm hiểu tình hình phát triển cây tiêu lốt tại gia đình ông Hoàng Ngọc Thanh (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) cho thấy, vườn tiêu 600 trụ của gia đình ông đang sinh trưởng, phát triển khá tốt và đã cho thu hoạch. Trước kia gia đình ông Thanh trồng giống tiêu truyền thống như: Vĩnh Linh, Lộc ninh…, tuy nhiên sau khi vườn tiêu già cỗi, qua tìm hiểu trên các phương tiên thông tin đại chúng và trực tiếp là Hợp tác xã sản xuất-Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê, gia đình ông đã quyết định chuyển sang trồng giống tiêu mới này, qua quá trình trồng thử nghiệm, ông thanh cho biết cây tiêu lốt có ưu điểm như ít sâu bệnh, không phải dùng phân hóa học, nhanh cho trái và cho thu hoạch quanh năm… hiện gia đình ông được Hợp tác xã sản xuất-Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê bao tiêu sản phẩm với giá tiêu khô là 140.000 đồng/kg, tiêu tươi là 40.000 đồng/kg.

Ông Hoàng Ngọc Thanh-thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê- cho biết: “Trước đây gia đình tôi cũng trồng giống tiêu truyền thống, sau khi tìm hiểu qua sách báo gia điình tôi quyết định chuyển sang trồng tiêu lốt, bắt đấu trồng từ năm 2015 đến nay gia điình tôi đã trồng được 600 trụ, về đặc điểm sinh học của giống tiêu này có nhiều ưu điểm, đến thời điểm này thì Hợp tác xã vẫn bao tiêu sản phẩm cho xã viên ổn định”.

Cũng là một xã viên của Hợp tác xã sản xuất-Thương mại- Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê, anh Bùi Văn Chiến, thôn Hố Lao, xã Chư Pơng có trồng 300 trụ tiêu lốt. Anh Chiến cho biết, hiện tại gia đình anh cũng đang trong quá trình trồng thí điểm, bản thân anh đã được tiếp xúc với đơn vị bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên qua tìm hiểu thì năng lực của các Công ty thu mua này còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, về năng suất, sản lượng của loại tiêu này thì cũng chưa được kiểm chứng. Do đó về quan điểm của mình, anh Chiến khuyến cáo bà con nông dân không nên phát triển giống tiêu này một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, nếu không rủi ro xảy ra đối với người nông dân là rất lớn. Anh Bùi Văn Chiến (thôn Hố Lao, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) chia sẻ: “Là một xã viên tôi muốn chia sẻ với bà con trước mắt đầu ra cho sản phẩm cây tiêu lốt chưa ôn định, bà con hết sức thận trọng, trước khi phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về loại cây này”.

Theo Hợp tác xã sản xuất-Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê, thị trường tiêu thụ sản phẩm tiêu lốt rất hạn chế. Hiện tại đơn vị chỉ cố thể bao tiêu sản phẩm của các xã viên hợp tác xã, trong thời điểm hiện tại cũng như một vài năm tiếp theo HTX chưa có kế hoạch mở rộng diện tích cũng như kết nạp thêm xã viên mới.  

Ông Nguyễn Văn Nghị-Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Sản xuất- Thương mại-Dịch vụ nông nghiệp tiêu Chư Sê nói: “Cây tiêu lốt được HTX ký kết với một công ty tại TP HCM đưa giống về cho bà con trồng thử từ cuối năm 2015, đến nay đã phát triển được 3 ha, qua gần 2 năm theo dõi và chăm sóc, cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên hiện tại giá cả của loại sản phẩm này không ôn định, đầu ra còn hạn chế khuyến cáo bà con không nên phát triển một cách ồ ạt”.

Về phía cơ quan chuyên môn, Phòng Nông nhiệp và PTNT huyện Chư Sê nhận định, cây tiêu lốt là một giống cây trồng mới được bà con nông dân trên địa bàn huyện đưa vào trồng tự phát từ cuối năm 2015 đến nay, do đó hiện tại vẫn chưa đánh giá được mức độ thích nghi, cũng như về năng suất, chất lượng và giá cả của loại tiêu này. Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: “Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Chư Sê có một số hộ nông dân đem giống tiêu lốt về trồng tự phát trên địa bàn huyện, đây là giống cây trồng chưa có tài liệu nào chứng minh được nguồn gốc, chưa có trong danh mục lưu hành của bộ nông nghiệp, trong qui hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trông cũng chưa có trong kế hoạch, bên cạnh đó đầu ra cho sản phẩm chưa đảm bảo, để tránh rủi ro cho người nông dân về góc độ cơ quan chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân; đối với diện tích đã trồng tiếp tục theo dõi, chăm sóc theo hướng hữu cơ tiết kiệm chi phí để theo dõi đánh giá mức độ thích nghi, khuyến cáo bà con chưa nên mở rộng diện tích trồng tiêu lốt, khi có kết quả đánh giá, khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn phòng nông nghiệp sẽ có thông báo đến bà con”.

Hiện cây tiêu lốt đang trong thời gian trồng thử nghiệm, mặt khác, chưa có doanh nghiệp đứng ra thu mua với số lượng lớn, do đó trong khi chờ kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp, bà con nông dân cần thận trọng không phát triển loại tiêu này, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Đức Chí

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.