Tích tụ ruộng đất nhưng không được làm bần cùng hóa nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định sự cần thiết của việc tích tụ ruộng đất nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp.

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều nay (13-6), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) Nguyễn Xuân Cường khẳng định sự cần thiết của việc tích tụ ruộng đất, nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp lần này
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp lần này


Tích tụ ruộng đất - cú huých cho tái cơ cấu nông nghiệp

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đặt vấn đề, tích tụ ruộng đất là biện pháp quan trọng nhằm tái cơ cấu nông nghiệp, tuy nhiên thời gian qua việc triển khai còn khó khăn.

Ông Thắng chất vấn: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá thế nào về vấn đề này và giải pháp nào quan trọng nhất để đẩy nhanh tích tụ ruộng đất, tạo thuận lợi cho sản xuất mà không khiến người nông dân bị tổn thương? Làm thế nào để vừa có giải pháp tích tụ vừa không để người dân bị bần cùng hóa?

 

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng
Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết chủ trương của Bộ NN và PTNT là khuyến khích tích tụ ruộng đất tiến tới nền nông nghiệp tập trung, nhưng phải chung mục tiêu không để nông dân mất việc làm.

"Chúng ta tích tụ nhưng phải có giải pháp chuyển đổi lao động nông nghiệp sang khu vực khác có thu nhập cao hơn", ông Cường nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, trong 30 năm qua, 70% số lượng lao động nông nghiệp đã được chuyển dịch sang các ngành khác.

Bộ trưởng Cường cũng cho hay, Thủ tướng đang giao các bộ chức năng nghiên cứu, đề xuất Quốc hội sửa Luật Đất đai. Quan điểm rõ ràng tích tụ ruộng đất thì không để nông dân mất việc làm.

"Luật chúng ta quy định là đất nông nghiệp giao ổn định, lâu dài cho người dân. Chính vì vậy, muốn tích tụ phải trên cơ sở tự nguyện giao dịch, tự nguyện chuyển đổi, không ai được tước quyền sở hữu đất của nông dân"-Bộ trưởng nêu rõ.

Đất đai chỉ quyết định 1 phần hiệu quả sản xuất

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết thêm: Vừa qua chính quyền một số địa phương đã chủ động, tích cực cùng với người dân, doanh nghiệp thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất hiệu quả.

 

Ở một số địa phương, quá trình tích tụ ruộng đất đang được triển khai hiệu quả (Ảnh minh họa: KT)
Ở một số địa phương, quá trình tích tụ ruộng đất đang được triển khai hiệu quả (Ảnh minh họa: KT)


Bộ trưởng dẫn chứng trường hợp của nông dân Phạm Năng Thành ở Hưng Yên đã tích tụ đất trồng chuối lên tới mấy chục ha. Chuối của anh Thành xuất khẩu có giá trung bình 10.000 đồng/kg, trong khi người dân sản xuất nhỏ lẻ chỉ bán được với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Cường, không phải doanh nghiệp nào cũng muốn tập trung nhiều đất, vì hiện nay đất đai chỉ là 1 phần quyết định đến sản xuất, trên đất còn nhiều yếu tố khác như máy móc, công nghệ. Diện tích đất nhỏ nhưng nếu áp dụng công nghệ cao, đầu tư hợp lý thì vẫn hiệu quả.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.