Giá nông sản hôm nay 4-6: Hồ tiêu giảm giá sốc, chỉ còn 72.000 đồng/kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thị trường nông sản ngày hôm qua 3-6 ghi nhận một ngày giảm giá sốc của mặt hàng hồ tiêu, khi tụt sâu tới mức 8.000 đồng/kg. Theo đó, giá hồ tiêu tại các vùng nguyên liệu lớn của Việt Nam chỉ còn từ 72.000 - 76.000 đồng/kg.

Giá nông sản hôm nay 4.6, giá hồ tiêu đã giảm sâu đột ngột, ngoài dự đoán. Ảnh minh hoạ
Giá nông sản hôm nay 4-6, giá hồ tiêu đã giảm sâu đột ngột, ngoài dự đoán. Ảnh minh hoạ


Giá hồ tiêu quay về mức 6 năm trước

Sau chuỗi ngày dài giữ giá ổn định ở mức 80.000 - 82.000 đồng/kg, trái với dự đoán của giới chuyên gia cho rằng giá tiêu sẽ khó giảm sâu thêm, ngày hôm qua giá hồ tiêu tại thị trường nội địa Việt Nam đã bất ngờ giảm mạnh, từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Trong đó, giá hồ tiêu tại các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu dao động từ 75.000 - 76.000 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Đồng Nai tụt xuống chỉ còn 72.000 đồng/kg.

 

Bảng giá hồ tiêu tham khảo tại một số vùng nguyên liệu lớn. Nguồn: tintaynguyen.com
Bảng giá hồ tiêu tham khảo tại một số vùng nguyên liệu lớn. Nguồn: tintaynguyen.com


Một số ý kiến cho rằng, đây chỉ là phiên giảm giá mang tính kỹ thuật, bởi lượng giao dịch trên thực tế không nhiều. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), suốt từ giữa tháng 5.2017 cho đến nay, hầu hết nông dân trồng tiêu đã quyết định giữ hồ tiêu lại trong kho, chỉ những người thực sự cần tiền mới phải bán ra một vài tạ để lấy tiền chi tiêu, trả nợ nần.

Đã từ lâu, người nông dân Việt Nam coi tiêu như một loại “tiền tệ”, họ thường cất trong kho và chỉ bán khi nào cần. Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng từng nhận định, giá hồ tiêu Việt Nam khó có thể sụt giảm thấp, do người trồng hồ tiêu đã có vài năm tích luỹ nên có điều kiện tạm trữ hàng khi giá xuống thấp và ít bị ép giá. Điều này cũng lý giải nguyên nhân thời gian qua dù sản lượng tăng nhưng vẫn điều tiết được thị trường với mức giá bán cao.

Theo VPA, đây là phiên giảm giá không theo quy luật, bởi giá hồ tiêu trên sàn giao dịch thế giới vẫn tăng giá.

Cụ thể, giá tiêu giao ngay tại Ấn Độ đã tăng thêm 300 rupee trong phiên hôm qua, lên 50.200 rupee/tạ (hàng chưa chọn lọc) và 52.200 rupee/tạ (hàng đã chọn lọc). Giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ sang châu Âu và châu Mỹ cũng giữ vững đà tăng, lần lượt lên 8.400 USD/tấn và 8.650 USD/tấn.

“Chiếm gần 50% sản lượng hồ tiêu toàn cầu, Việt Nam có nhiều lợi thế để điều tiết thị trường. Vào lúc này, người dân cần bình tĩnh, không nên “bán tháo” thì giá tiêu sẽ tăng trở lại; và cần tranh thủ bán ra khi giá tiêu có dấu hiệu hồi phục. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay người dân cần dừng việc mở rộng diện tích trồng hồ tiêu để tránh nguồn cung dư thừa" - VPA khuyến cáo.

Giá cà phê dao động nhẹ

Giá cà phê ngày 3.6 không có nhiều biến động so với ngày 2.6, dao động trong khoảng 42.700 – 43.300 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên. Tại cảng TP. Hồ Chí Minh, giá cà phê robusta loại 1, FOB tăng nhẹ 200 đồng lên mức 45.600 đồng/kg.

 

Giá nông sản hôm nay, bảng giá cà phê tham khảo tại một số tỉnh. Nguồn: tintaynguyen.com
Giá nông sản hôm nay, bảng giá cà phê tham khảo tại một số tỉnh. Nguồn: tintaynguyen.com


Trong khi đó, trên sàn giao dịch kỳ hạn thế giới, giá cà phê robusta giao tháng 7 không đổi, vẫn dưới ngưỡng 2.000 USD/tấn, giá arabica giao trong cùng kỳ tiếp tục mất thêm 1,68% về thấp nhất một năm ở 125,55 Uscent/pound.

Như vậy chỉ trong 2 phiên gần đây, giá arabica đã lần lượt rớt khỏi hai ngưỡng quan trọng là 130 và 128 Uscent/pound. Điều này sẽ càng gây áp lực bán tháo lên sàn arabica trong tuần tới, sau khi đã giảm tới 4,3% trong tuần này.

 

Dự báo giá cà phê nội địa khó có thể quay trở lại mức 45.000 đồng/kg trong tuần tới. Ảnh minh hoạ
Dự báo giá cà phê nội địa khó có thể quay trở lại mức 45.000 đồng/kg trong tuần tới. Ảnh minh họa


Hiện nay, tại các tỉnh Tây Nguyên đã có mưa lớn, đất đủ ẩm. Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê đã tập trung nguồn lực mua vật tư phân bón ra đồng chăm sóc cà phê nhằm phấn đấu niên vụ này đạt từ 1,3 triệu tấn cà phê nhân trở lên - theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

Các tỉnh Tây Nguyên hiện có tổng diện tích cà phê gần 583.000 ha; trong đó, diện tích cà phê cho thu hoạch 548.533 ha, diện tích cà phê còn lại đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Tỉnh Đak Lak là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất, với trên 202.000 ha; trong đó, diện tích cà phê cho thu hoạch 193.238 ha, kế đến là tỉnh Lâm Đồng có diện tích gần 161.000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh cho thu hoạch gần 150.000 ha.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.