Tăng thu nhập nhờ mô hình VAC

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cải tạo 2.500 m2 đất ruộng bậc thang thuộc tổ 17 (phường Yên Thế, TP. Pleiku), anh Lương Thế Sinh mở trang trại mô hình VAC. “Với thế đất như vậy, làm lúa nước cũng dở, trồng hoa màu hay cây công nghiệp cũng không xong bởi chất lượng đất và diện tích khiêm tốn. Do đó, tôi chọn giải pháp làm kinh tế VAC”-anh Sinh nói.

  Đàn vịt trời ở trang trại của anh Sinh.    Ảnh: Đ.P
Đàn vịt trời ở trang trại của anh Sinh. Ảnh: Đ.P

Ao có diện tích mặt 700 m2, nguồn nước tự nhiên, chủ động mực nước dù mùa khô hay mưa, được thả cá lóc, trắm, chép, rô phi, mè. Anh Sinh cho biết: “Mẻ đầu tiên (đầu năm 2005), tôi chỉ thả mỗi loại 500 con giống, là để thăm dò nguồn nước. Đợi đến dịp Tết thì thu hoạch, lãi ròng hơn 10 triệu đồng. Thế là tốt rồi. Các lứa tiếp theo, tôi thả với số lượng gấp đôi, đầu tư thêm thức ăn, cứ sau 6 tháng thì thu hoạch”. Dọc theo một cạnh ao, anh Sinh làm chuồng nuôi vịt trời, vịt giống và vịt thịt. Nhà có máy ấp trứng công suất 10.000 quả/lượt. Vịt đẻ lấy trứng cho ấp nở, phân phối đến nơi có nhu cầu với giá 13.000 đồng/con. Mỗi tháng cơ sở của anh Sinh bán ra 7.000-1.000 con vịt giống.

Cách nuôi vịt trời của anh Sinh hệt như người ta nuôi vịt nhà. Trong khi trò chuyện với nhau bên bàn nước, quan sát ao chuồng, người đàn ông quản lý trang trại mở mành vịt, cứ thế cả đàn lớp chạy, lớp bay sà xuống mặt ao không rào chắn lặn ngụp, nô đùa. “Tuy là vịt trời nhưng chúng được thuần hóa nhiều thế hệ nên đã quên mất bản năng “về trời”-anh Thanh nói về đàn vịt trời. Vịt trời ở đây được nuôi theo hướng thực phẩm sạch. Thức ăn chủ yếu là lúa, bắp, rau xanh.

Trang trại còn nuôi cả dê lai và bồ câu Pháp. “Tôi sẽ tăng đàn dê khi mà vườn cây xoan đào xung quanh trang trại khép tán”-chủ nhân cho biết thêm.

Nói về ý tưởng thực hiện mô hình kinh tế hộ này, anh Sinh cho biết: “Trước đây, tôi là lái buôn vịt trời, lấy nguồn vịt thịt và cả vịt giống từ ngoài Bắc vào bán. Để giảm thiểu chi phí vận chuyển, tôi bỏ ra ít vốn đầu tư trang trại này như là trạm trung chuyển nguồn hàng. Mô hình VAC này góp phần cải thiện đời sống gia đình với nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm”.

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.