Câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mong muốn lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương nhưng phần lớn thanh niên lại thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm; làm gì để có vốn sản xuất và hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế luôn là vấn đề trăn trở của các tổ chức Đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh.
 
Năm 2012, CLB “Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế” của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thôn Kim Môn (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) được thành lập với mục đích trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ vốn giúp ĐVTN phát triển kinh tế. Mỗi năm, một thành viên sẽ đóng góp 1-2 triệu đồng làm quỹ theo quy định và cho vay với lãi suất thấp. Số vốn này sẽ được CLB ưu tiên cho những thành viên khó khăn nhất vay trước; số tiền lãi thu được sẽ dùng cho việc tổ chức hoạt động của chi đoàn.

 

Đoàn viên thanh niên xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện) trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế. Ảnh: T.B
Đoàn viên thanh niên xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện) trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế. Ảnh: T.B

Ban đầu, CLB chỉ có 10 thành viên tham gia sinh hoạt với số vốn huy động đóng góp được 10 triệu đồng. Qua 5 năm duy trì và phát triển, nhiều thanh niên trong thôn thấy được hiệu quả thiết thực của CLB nên nhiệt tình tham gia; hiện CLB đã có 28 thành viên sinh hoạt với tổng số vốn giúp nhau phát triển kinh tế gần 40 triệu đồng. Số vốn trên được cho thanh niên vay để phát triển mô hình VAC: đầu tư trồng mía, khoai lang, lúa nước, chăn nuôi bò, nuôi cá nước ngọt… Ngoài ra, các thành viên của CLB còn đổi công, giúp đỡ nhau trong sản xuất và tạo thêm thu nhập cho thanh niên. Từ khi thành lập đến nay đã có 10 thành viên được tiếp cận nguồn vốn của CLB, mỗi thành viên hiện có từ 2 ha đến 10 ha vườn và cho thu nhập từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm”-anh Trương Văn Lắm-cựu Bí thư chi đoàn thôn Kim Môn vui mừng cho biết.

Trước kia, kinh tế gia đình anh Trần Văn Dũng (SN 1986) cũng gặp nhiều khó khăn, mặc dù có quỹ đất nhưng không có vốn để đầu tư. Nhưng từ năm 2012, được CLB hỗ trợ vốn, với tinh thần dám nghĩ, dám làm và biết cách sử dụng nguồn vốn đúng mục đích nên kinh tế của gia đình anh ngày càng phát triển ổn định, quy mô sản xuất mở rộng. Hiện tại, với gần 6 ha khoai lang, lúa nước, cỏ và 2 sào mặt nước nuôi cá nước ngọt, 16 con bò, gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Anh Dũng đã trả hết vốn vay, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở địa phương. Anh Dũng chia sẻ: “Số vốn của CLB chính là tiền đề để gia đình tôi vươn lên thoát nghèo. Tham gia CLB, tôi còn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất trồng trọt, xác định hướng làm ăn mới và hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho gia đình”.

Trước đó, xuất phát từ thực tiễn địa phương và nhu cầu lập nghiệp của ĐVTN, năm 2008, CLB giúp nhau lập nghiệp phường Hội Phú (TP. Pleiku) được thành lập. CLB được chia làm 3 nhóm hoạt động ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: nhóm thợ nề nhận sửa chữa, xây dựng nhà; nhóm thợ trang trí nội thất, quảng cáo; nhóm chuyên nhận dịch vụ nấu đám cưới. Mỗi tháng, CLB giúp nhau lập nghiệp tổ chức sinh hoạt một lần nhằm đánh giá, trao đổi kinh nghiệm về tay nghề, cách tiếp cận các xu hướng việc làm mới của thị trường. Qua nhiều năm, CLB đã và đang hoạt động khá hiệu quả, tạo động lực để thanh niên ổn định kinh tế, tham gia vào tổ chức Đoàn-Hội tích cực hơn.  Anh Võ Phạm Đức Tuấn-Bí thư Đoàn phường Hội Phú cho biết: Với lợi thế địa bàn có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh, nhiều xưởng mộc, garage sửa chữa xe ô tô…, CLB đã kết nối để tạo điều kiện cho ĐVTN học nghề, có việc làm và cho thu nhập ổn định, hỗ trợ nhau về vốn, về kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau phát triển kinh tế. Thông qua hình thức sinh hoạt này, các hoạt động chung của Đoàn phường cũng thực hiện dễ dàng hơn và nhận được sự đồng thuận cao.

Thực tế cho thấy, CLB thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế và CLB giúp nhau lập nghiệp đã tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả; góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong ĐVTN địa phương. Bên cạnh đó, việc duy trì những CLB này sẽ góp phần giúp các tổ chức Đoàn cơ sở thu hút, tập hợp được ĐVTN tham gia sinh hoạt Đoàn.

Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.