Những công trình cải thiện cuộc sống người dân nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với các tiểu hợp phần khác thuộc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) tỉnh, tiểu hợp phần Quỹ phát triển cộng đồng (CDF) đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng công và cơ sở hạ tầng sản xuất. Những công trình này đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… mang lại nhiều lợi ích cho người dân ở các xã được hưởng lợi từ dự án.

 
  Đường vào làng Vẻh. Ảnh: N.D
Đường vào làng Vẻh. Ảnh: N.D

Ông Đinh Hiết (làng Vẻh, xã Chư Krey, huyện Kông Chro) cho biết: Trước đây, tuyến đường liên thôn từ làng Sê Rên đến làng Vẻh vào mùa mưa rất trơn trợt, lầy lội gây rất nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển nông sản của bà con. Từ ngày được Dự án IFAD tỉnh đầu tư làm mới tuyến đường bê tông kết nối 2 làng với nhau, người dân đi lại rất thuận lợi, nhất là tiết kiệm được chi phí vận chuyển và bốc vác hàng hóa cho bà con khoảng 90.000 đồng/tấn. Nhờ con đường mới này mà đời sống, sản xuất của bà con trong làng đã có bước chuyển mình rõ rệt so với trước. Đây là một trong số những công trình phục vụ sản xuất được Quỹ phát triển cộng đồng của Dự án IFAD tỉnh đầu tư cho người dân các xã được hưởng lợi từ dự án. Không chỉ hệ thống đường giao thông, nhiều công trình hạ tầng khác cũng được Quỹ đầu tư xây dựng, giúp nhiều người dân hưởng lợi trực tiếp.  

Mục đích của Quỹ phát triển cộng đồng là ưu tiên lập kế hoạch tại cấp xã; đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, cải thiện sinh kế và tăng cường các mối quan hệ thị trường cho người nghèo và cận nghèo; chuyển những kiến thức tập huấn thành hành động, đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng công cộng phải đảm bảo lợi ích kinh tế tối thiểu cho 50% số hộ trong thôn và hạ tầng sản xuất, trang-thiết bị đầu vào cho các nhóm quản lý.  

 

Tổng hợp từ Ban Điều phối Dự án IFAD tỉnh, từ năm 2012 đến 2015, Quỹ phát triển cộng đồng đã tài trợ cho 26 xã của 5 địa phương được hưởng lợi từ dự án xây dựng 166 công trình. Trong đó, 121 công trình hạ tầng công và 45 công trình hạ tầng cơ sở sản xuất gồm 6.672 mét kênh mương, san ủi 66,02 ha xây dựng đồng ruộng, nâng cấp sửa chữa 3 trạm bơm điện, 3 kè đập, làm 20 giếng nước cho nhóm hộ, làm 42 chuồng trại chăn nuôi gia súc, sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng… với số vốn phê duyệt khoảng 90 tỷ đồng.

Đến nay, nhiều công trình đã phát huy hiệu quả rõ rệt, được người dân hưởng ứng mạnh mẽ như công trình hệ thống kênh mương thủy lợi buôn MHung (xã Chư Răng, huyện Krông Pa). Đây là công trình trước đây chưa được kiên cố. Sau khi được Dự án đầu tư xây dựng 13 tuyến kênh nhánh với chiều dài 3.500 mét, công trình này đảm bảo phục vụ tưới tiêu 95 ha lúa và hoa màu của người dân. Trạm bơm II (xã Ia Tul, huyện Ia Pa) sau khi được đầu tư đã đảm bảo cung cấp nước tưới cho 100 ha đất lúa 1 vụ và lúa rẫy của người dân 2 xã Ia Tul và Chư Mố (huyện Ia Pa)… Tại buôn Ma Leo (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa), khi làm đường bê tông nội thôn, người dân đóng góp thêm 49 triệu đồng, hiến 600 m2 đất vườn cùng 180 ngày công lao động… Các tuyến đường từ khu dân cư đến khu sản xuất làng Mèo Lớn (xã Đak Pling, huyện Kông Chro); làng Dơng, xã Kông Lơng Khơng và làng Lợt, xã Kông Pla (huyện Kbang) và làng Blo, xã A Dơk (huyện Đak Đoa)… đều sinh lời khá cao so với quy mô đầu tư ban đầu.

 Theo đánh giá của Ban Điều phối Dự án và các địa phương hưởng lợi, Quỹ phát triển cộng đồng đã phát huy hiệu quả rất tốt. Các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn quỹ đều đáp ứng các mục tiêu của Dự án đề ra. Số hộ hưởng lợi từ dự án ngày càng tăng, chất lượng các công trình đang vận hành tốt, phù hợp với nguyện vọng của người dân, cải thiện điều kiện đi lại của người dân…

Sau 5 năm thực hiện, Quỹ phát triển cộng đồng của Dự án IFAD tỉnh đã thực hiện nhiều công trình cơ sở hạ tầng công và hạ tầng sản xuất, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, cải thiện sinh kế và tăng cường các mối quan hệ thị trường cho người nghèo.

 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.