Hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ vừa phối hợp với văn phòng Tổ chức ActionAid Gia Lai tập huấn hướng dẫn cách thức sử dụng và cấp các phiếu mua hàng, tiền mặt, thùng nhựa cho các hộ dân bị thiệt hại nặng nề trong đợt hạn hán vừa qua tại các xã Hà Tam, An Thành, Yang Bắc, Ya Hội.

Huyện Đak Pơ có 473 hộ được hưởng lợi từ dự án “Phục hồi an ninh lương thực và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng nghèo ở Tây Nguyên bị hạn hán ảnh hưởng”. Dự án này do tổ chức ActionAid Việt Nam phối hợp với tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), dưới sự tài trợ của Ủy Ban Viện trợ nhân đạo và bảo vệ dân sự Liên Minh Châu Âu (ECHO). Thời gian triển khai thực hiện dự án từ tháng 10-2016 đến tháng 5-2017.

 

Huyện Đak Pơ có 473 hộ được hưởng lợi từ dự án. Ảnh: Hồng Thi
Huyện Đak Pơ có 473 hộ được hưởng lợi từ dự án. Ảnh: Hồng Thi

Trong tổng số các hộ được hưởng lợi trên địa bàn huyện Đak Pơ có 353 hộ bị thiệt hại nặng nề do hạn hán, mỗi hộ được nhận 3 phiếu mua hàng trị giá 2,5 triệu đồng cùng với 1 thùng nhựa để bảo quản nông sản; 120 hộ còn lại được nhận 2,2 triệu đồng tiền mặt. Đây đều là những hộ ít đất, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, hộ có chủ hộ là phụ nữ, mồ côi, người già neo đơn, người đơn thân, người bị khuyết tật, người bị bệnh kinh niên bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán nhưng chưa được nhận sự hỗ trợ khẩn cấp nào. Tiền mặt sẽ được cấp thành 2 đợt, mỗi đợt 1,1 triệu đồng.

Tại hội nghị tập huấn, các hộ dân đã được nghe cán bộ phụ trách dự án hưởng dẫn cặn kẽ về cách thức mua, đổi hàng vật tư nông nghiệp; thông tin về các nhà cung cấp tiếp nhận phiếu mua hàng của bà con; đồng thời giải đáp các thắc mắc của bà con xung quanh việc sử dụng phiếu mua hàng sao cho có hiệu quả.

Hình thức hỗ trợ sinh kế bằng phiếu mua hàng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía bà con nông dân. Ông Nguyễn Minh Trợ (thôn 4, xã An Thành) chia sẻ: “Tôi thấy nhận phiếu có giá trị về lâu về dài. Bởi lẽ, chúng tôi có thể dùng nó để mua phân bón, hạt giống và tất cả các đồ dùng trong nông nghiệp bất kỳ lúc nào có nhu cầu”.

“Bản thân tôi thấy cách hỗ trợ này rất có ích cho bà con. Ai thiếu phân thì mua phân, thiếu giống thì mua giống chứ không thực hiện theo cách cứng nhắc. Riêng tôi, sau khi nhận phiếu này, tôi sẽ mua giống cây trồng để sản xuất”- anh Đinh Hngấc (làng Kuk Kol, xã An Thành) nhận xét.

 

Cấp phát các nguồn hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại trong đợt hạn hán vừa qua. Ảnh: Hồng Thi
Cấp phát các nguồn hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại trong đợt hạn hán vừa qua. Ảnh: Hồng Thi

Theo thống kê của Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ, trong đợt hạn hán năm 2016, toàn huyện có hơn 1.289 ha cây trồng vụ Đông Xuân bị mất trắng và giảm năng suất với tổng giá trị thiệt hại hơn 16,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nắng hạn cũng làm cho 357 giếng bị khô cạn, đẩy 1.043 hộ dân (tương ứng 4.634 khẩu) rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.

Với mục tiêu hỗ trợ người dân Việt Nam tăng cường an ninh lương thực, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và khôi phục sinh kế cho các hộ bị ảnh hưởng bởi hạn hán nặng nề nhất, khi triển khai dự án này, các cán bộ phụ trách dự án đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tuyên truyền sâu rộng các nội dung của dự án để người dân biết. Từ đó, thực hiện công tác bình xét, chọn hộ hưởng lợi một cách công khai minh bạch, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Luận-cán bộ chương trình, phụ trách dự án tại Gia Lai, cho biết: Sau khi cấp phát phiếu cho dân, hàng tháng, chúng tôi sẽ thực hiện các bước giám sát cũng như làm việc với nhà cung cấp nhằm đảm bảo những nguồn tiền hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo các tiêu chí mà dự án đề ra.

Ông Luận cũng cho hay thêm, ở Tây Nguyên, dự án được triển khai tại 3 tỉnh: Gia Lai, Đak Nông, và Đak Lak. Riêng Gia Lai, 3 huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt hạn hán vừa qua là Chư Sê, Chư Pưh và Đak Pơ sẽ được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 5,6 tỷ đồng.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.