Ứng dụng công nghệ cao: Xu hướng tất yếu của ngành Nông nghiệp Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016,  Hội thảo “Triển vọng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Gia Lai” đã quy tụ các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp cùng thảo luận về triển vọng phát triển; giải pháp tăng cường các mối liên kết trong việc sản xuất và thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Dịp này, P.V Báo Gia Lai đã trao đổi và ghi nhận lại những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam (Trường Đại học Tây Nguyên):
 

“Ứng dụng công nghệ sinh học nhân nhanh giống cây trồng chủ lực cho năng suất cao, kháng bệnh”

Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu để ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đối với các loại cây trồng. Riêng đối với cây hồ tiêu hiện đã ứng dụng công nghệ cao trong việc nuôi cấy mô chọn, tạo ra các giống tiêu sạch bệnh, vi rút; giống năng suất và chất lượng cao. Nhiều nghiên cứu về những vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật chức năng có khả năng phân giải lân, tổng hợp đạm, tổng hợp các chất kích thích sinh trưởng giúp cho cây tiêu phát triển tốt.

Ngoài ra, nông nghiệp công nghệ cao cũng đang ứng dụng công nghệ sinh học vi sinh vật trong việc lựa chọn các vi sinh vật có khả năng quản lý các sâu bệnh hại trên cây tiêu như là rệp sáp, bệnh chết nhanh, chết chậm; giúp tìm ra các giống chứa nguồn gen kháng sâu bệnh; ứng dụng nuôi cấy mô để nhân nhanh giống cây chủ lực như cây cà phê cho năng suất cao, tạo ra giống tiêu sạch bệnh, vi rút…


 

Phó GS-T.S Nguyễn Đức Trí-Viện trưởng Viện Du lịch Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh:

“Tạo mối liên kết 4 nhà”

 

Sự phối hợp giữa 4 nhà gồm: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao. Trước tiên, nhà nước (ngành Nông nghiệp) khi đưa ra các chính sách gì thì phải tìm hiểu tường tận những yêu cầu chi tiết của người nông dân, doanh nghiệp để hỗ trợ họ phát triển.


Trong khi đó, doanh nghiệp, người nông dân được sự hỗ trợ của đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, nghiên cứu đưa công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo được sự liên kết, 4 nhà này phải có lịch trình gặp gỡ, thường xuyên trao đổi chi tiết, cụ thể đâu là nhu cầu mà doanh nghiệp, người dân cần. Nhà khoa học có thể nghiên cứu các ứng dụng theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, người dân. Từ đó tạo được mối liên kết trong sản xuất và thu hút đầu tư vào ngành Nông nghiệp.



 

Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Dung-Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT):

“Chia sẻ lợi nhuận từ doanh nghiệp cho người dân”

 

Để ứng dụng công nghệ cao nhằm đưa các sản phẩm trở thành hàng hóa chiến lược có tên trong chuỗi giá trị toàn cầu, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho người nông dân, chúng ta phải bắt đầu từ khâu sản xuất. Có thể hiểu nôm na rằng, sản xuất phải theo chuỗi liên kết khép kín, từ sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ để nâng cao được giá trị sản xuất.

Đơn cử, người nông dân khi sản xuất ra sản phẩm thì lợi nhuận trong chuỗi này chỉ chiếm vài phần trăm trong khi khâu phân phối, chế biến, tiêu thụ chiếm 80-90% giá trị lợi nhuận. Do vậy việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là để nâng cao giá trị sản xuất, làm sao chia sẻ lợi nhuận từ doanh nghiệp cho người dân, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại.



 

Ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh:
 

“Thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp”

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh hình thành 5 khu nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng như: huyện Đak Đoa với diện tích 84 ha, xã An Phú (TP. Pleiku) 16 ha, phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) 15 ha; xã Dun (huyện Chư Sê) 20 ha, xã Xuân An (thị xã An Khê) 95 ha…, qua đó áp dụng công nghệ cao trong việc sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tạo ra những loại giống chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất; nâng cao năng suất cây trồng bằng việc áp dụng công nghệ, chế phẩm vi sinh vật; cơ giới hóa tất cả các khâu từ làm đất đến thu hoạch.

Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm đến khâu bảo quản và chế biến để giảm chi phí cũng như tổn thất trong thu hoạch để tạo ra chuỗi giá trị các sản phẩm công nghệ cao.

 

Minh Dung

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.