Trồng mía giỏi nhờ Dự án IFAD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều hộ dân ở xã Nghĩa An, Kbang , Gia Lai trồng mía tham gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Dự án IFAD).

   Nông dân Kbang chăm sóc vườn mía sắp đến thời kỳ thu hoạch. Ảnh: L.H
Nông dân Kbang chăm sóc vườn mía sắp đến thời kỳ thu hoạch. Ảnh: L.H

Nhóm chung sở thích (CIG) trồng mía làng Lợt (xã Nghĩa An, huyện Kbang) có 16 hộ thành viên, trong đó 4 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo. Tháng 12-2015, nhóm được nhận tài trợ từ dự án số vốn 120 triệu đồng và nhân dân đóng góp 22 triệu đồng để đầu tư phát triển 24 ha mía. Sau khi được giải ngân, nhóm đã họp và thống nhất chọn đại lý phân bón Ngọc Dương (xã Nghĩa An) cung ứng nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm đã mua phân bón cấp về cho các hộ tham gia dự án với tổng số tiền 42 triệu đồng. “Nhóm phân bổ đều cho các hộ dựa trên nhu cầu thực tế đăng ký. Nhờ có nguồn vốn, cộng với sự hỗ trợ từ Ban Phát triển xã, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kbang mà người trồng mía được tiếp cận với nhiều kiến thức, kỹ thuật chăm sóc mía. Nhờ đó, cây mía vụ này phát triển rất tốt, ước năng suất đạt thấp nhất là 80 tấn mía/ha. Bà con ai cũng phấn khởi lắm”-ông Nguyễn Văn Khi-trưởng nhóm CIG trồng mía làng Lợt chia sẻ.

Cũng với số vốn và cách làm như trên, các thành viên nhóm CIG trồng mía thôn 2 (xã Nghĩa An) đang phấn khởi chờ đón một mùa thu hoạch mía năng suất cao. “Mía cao lắm, muốn đổ rạp rồi. Năng suất mía nhà tôi thấp nhất cũng sẽ đạt 100 tấn mía/ha. Có hộ trong nhóm trồng trên chân ruộng tốt, năng suất ước đạt mức 110-120 tấn/ha. Bao năm trồng mía ở đây chưa từng có vụ nào mía đạt năng suất cao như vậy”-ông Nguyễn Đức Tương, trưởng nhóm CIG thôn 2 phấn khởi nói. Theo ông Tương, lượng mưa lớn và rải đều suốt vụ nên cây mía phát triển tốt. Đi kèm với điều kiện mưa thuận, gió hòa, mía còn được chăm sóc tốt, bón phân, làm cỏ đúng thời điểm nên năng suất rất cao. “Trước đây, dân mình nghèo, tới thời điểm bón phân không có tiền đành chịu. Đến khi có tiền bón phân thì mía qua giai đoạn cần bón thúc mất rồi, thành thử hiệu quả không cao. Bây giờ nắm được kỹ thuật, biết lúc nào cần bón phân nhất, vốn lại có trong tay nên ruộng mía được chăm sóc tốt. Sau vụ mía này, nhóm tiếp tục xoay vòng vốn làm tiếp. Bà con ai cũng phấn khởi vô cùng”-ông Tương cho biết thêm.

Nghĩa An là một trong 5 xã của huyện Kbang tham gia Dự án IFAD do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế tài trợ. Toàn xã hiện phát triển được 7 nhóm CIG với gần 70 thành viên, trong đó có 3 nhóm trồng mía, còn lại là các nhóm trồng mì. Ngoài việc tăng năng suất cây trồng, nông dân tham gia dự án còn nắm bắt được các kỹ thuật sản xuất mía; liên kết, tương trợ nhau trong quá trình sản xuất giữa các thành viên tham gia dự án. Nông dân học từ dự án, học từ chính các thành viên khác. Đồng thời, bà con học được cách lựa chọn các dịch vụ cung ứng vật tư, lựa chọn nhà thu mua… “Từ những gì học được, mỗi thành viên lại đem chia sẻ với người thân, bạn bè và hàng xóm. Hiệu quả không chỉ bó gọn trong 16 hộ thành viên mà còn lan tỏa ra rất nhiều hộ khác theo cấp số nhân. Đó là hiệu quả khó đong đếm được trên thực tế mà dự án này mang lại”-ông Phạm Xuân Trường-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kbang khẳng định.

 Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.
Vụ lúa bội thu ở vùng biên giới Chư Prông

Vụ lúa bội thu ở vùng biên giới Chư Prông

(GLO)- Huyện Chư Prông được xem là vựa lúa vùng biên của tỉnh khi các công trình thủy lợi đang phát huy hiệu quả, giúp người dân mở rộng diện tích sản xuất. Vụ Đông Xuân 2023-2024, năng suất lúa nơi đây ổn định, giá lúa khô lại tăng cao đã đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân.