Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn giúp người dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2013 đến nay, Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã giúp nhiều hộ nghèo ở Kông Chro vươn lên thoát nghèo. Quan trọng hơn, dự án đang góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số.

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện Kông Chro được thực hiện tại 33 thôn, làng của 5 xã, gồm: Đak Pơ Pho, Chư Krey, Đak Tơ Pang, Sró và Đak Pling. “Mục tiêu của dự án là cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống người dân vùng nông thôn, trong đó chú trọng những hộ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2013 đến nay, dự án hỗ trợ vay vốn cho người dân thông qua các tổ, nhóm chung sở thích (CIG) bằng các nguồn vốn: quỹ dự án nhỏ cạnh tranh (CSG), quỹ CDF quay vòng vật tư. Hiện  toàn huyện đã xây dựng và phát triển 183 nhóm chung sở thích. Các nhóm đều được hỗ trợ vốn để thực hiện các tiểu dự án nuôi bò lai, heo, dê, gà, trồng bắp, mì và chanh dây.

 

Người dân huyện Kông Chro chăm sóc bò lai được tài trợ từ nguồn vốn của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh. Ảnh: L.H
Người dân huyện Kông Chro chăm sóc bò lai được tài trợ từ nguồn vốn của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh. Ảnh: L.H

Chỉ riêng mô hình nuôi bò, 5 xã tham gia dự án đã lập được 121 nhóm chung sở thích với quy mô đàn bò lên đến 325 con. Số hộ được hưởng lợi từ dự án là 873 hộ, trong đó có 800 hộ là người dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí tài trợ cho các nhóm CIG nuôi bò tại Kông Chro là hơn 6,3 tỷ đồng. “Ngày trước, các thành viên trong nhóm chỉ biết nuôi bò cỏ, thả trên rừng cho bò tự tìm thức ăn. Mùa mưa cây cỏ xanh tốt, thức ăn dồi dào thì bò béo khỏe nhưng tới mùa khô hạn thì bò đói, gầy trơ xương nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ ngày tham gia dự án, các thành viên trong nhóm biết chọn nuôi bò lai cho  hiệu quả kinh tế cao. Bà con còn biết trồng cỏ, trữ cám gạo, bột mì để bổ sung thêm thức ăn cho bò. Từ kinh nghiệm đó, mỗi hộ thành viên đem chia sẻ cho anh em, bà con trong làng để mọi người cùng học hỏi”-anh Đinh Blei, thành viên nhóm chăn nuôi bò làng Sró (xã Sró) vui vẻ nói.

Ngoài các nhóm nuôi bò lấy thịt, dự án còn phát triển 15 nhóm chung sở thích trồng chanh dây với tổng diện tích 5 ha, 46 hộ dân hưởng lợi, tổng kinh phí tài trợ 620 triệu đồng; 13 nhóm chung sở thích trồng bắp với tổng diện tích bắp 200 ha, 233 hộ được hưởng lợi; 11 nhóm chung sở thích nuôi dê với quy mô 235 con và 57 hộ dân được hưởng lợi, kinh phí tài trợ 540 triệu đồng; 4 nhóm chung sở thích trồng mì với quy mô 43 ha, thu hút sự tham gia của 90 hộ dân và được tài trợ gần 560 triệu đồng…

Ông Trần Khương Vũ-Phó Trưởng ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kông Chro cho biết: Tham gia dự án, các nhóm có nguồn vốn để mua vật tư đầu vào, tránh vay nợ tư thương, chủ quán tại thôn, làng. Đây là ưu điểm đặc biệt vì nông dân thường hay thiếu vốn, khó đầu tư chăm sóc bài bản hay mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, nông dân tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có như: nhân công tại chỗ, diện tích đất trồng, bãi chăn thả, nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, giàu dưỡng chất… Một điều ý nghĩa không kém, đó là nông dân được tiếp cận với kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi thông qua việc tham gia các lớp tập huấn; được cán bộ chuyên trách về nông nghiệp theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn cách phòng và xử lý các loại bệnh dịch.

“Cái khó là nhiều người dân vẫn giữ lối canh tác, chăn nuôi truyền thống nên hiệu quả kinh tế có lúc, có nơi chưa như mong muốn. Bởi vậy, trong thời gian đến, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng các mô hình tiêu biểu, tổ chức các buổi tham quan học hỏi, tổng kết đánh giá để từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp sâu hơn nhằm xóa dần tập quán canh tác lạc hậu, tự phát để đảm bảo mục tiêu ban đầu mà dự án đề ra”-ông Vũ chia sẻ.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.