Miễn kiểm dịch: Có kiểm soát được chất lượng trứng gia cầm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Miễn kiểm dịch trứng gia cầm là tin vui cho người chăn nuôi và người bán, nhưng lại là nỗi lo của người tiêu dùng…

Theo Thông tư 25 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, từ ngày 15-8-2016, trứng gia cầm tươi, trứng chế biến (trứng muối, trứng bắc thảo…) sẽ được miễn kiểm dịch. Khi không thuộc đối tượng phải kiểm dịch nữa thì người nuôi, người bán trứng gia cầm sẽ có lợi vì không vướng thủ tục kiểm dịch rườm rà, nhưng phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với sản phẩm bán ra.

 

Cơ sở kinh doanh đang phân loại và đóng vỉ trứng gia cầm. Ảnh: V.T
Cơ sở kinh doanh đang phân loại và đóng vỉ trứng gia cầm. Ảnh: V.T

Chị Nguyệt (cơ sở kinh doanh trứng ở đường Thi Sách, TP. Pleiku) cho biết: Trước đây, mặt hàng trứng gia cầm nhập có đầy đủ thủ tục giấy tờ của cơ sở chăn nuôi được ngành chức năng cấp là yên tâm. Hiện tại, nguồn trứng gia cầm đang kinh doanh lấy từ nhiều trại nuôi trên địa bàn, khi nào nguồn cung không đủ mới lấy thêm từ Bình Định. Nguồn hàng phong phú vừa là cái lợi để cơ sở chọn lựa nhằm có giá bán tốt nhất, song cũng là mối lo khi quy định kiểm dịch đã bỏ-tức là bỏ sự can thiệp của ngành chức năng, người bán phải tự mình lựa chọn nguồn cung cấp uy tín để không vi phạm về chất lượng.

Cùng chung nhận xét, theo cô Ba Hạ (một tiểu thương kinh doanh trứng ở Trung tâm Thương mại Pleiku), dù quy định về kiểm soát mặt hàng trứng gia cầm được nới lỏng, nhưng cơ sở luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà nhập những mối hàng trôi nổi, mập mờ nguồn gốc. “Thực tế, có rất nhiều người đến chào hàng trứng gà Ai Cập (có hình dạng và màu sắc giống hệt gà ta) để trà trộn bán chung với trứng gà ta kiếm chênh lệch, nhưng tôi không làm vậy. Loại hàng này mới du nhập đã bị không ít người tiêu dùng tẩy chay, giờ chỉ còn những người bán nhỏ lẻ, giá vô cùng rẻ, thấp hơn trứng gà ta từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/quả”-cô Ba Hạ cho biết thêm.

Người bán vui mừng thì người nuôi cũng phấn khởi không kém khi sản phẩm trứng từ chuồng trại của mình đã được “tự do” từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Người nuôi có thể xuất bán mở rộng thị trường, không chỉ trong mà cả ngoài tỉnh, không còn phụ thuộc vào các kênh trung gian, do đó có thể quyết định giá bán đến tay người tiêu dùng, không lo bị ép giá như trước đây. Chia sẻ về vấn đề này, anh Văn Bé (hộ nuôi vịt ở phường Hoa Lư, TP. Pleiku) nói: “Nhiều hộ nuôi cứ tìm được một mối hàng lớn là phải lo đủ thủ tục để đáp ứng cho mối lái. Người nông dân rất ngại đụng chạm đến giấy tờ, cho nên lâu nay sản phẩm trứng vịt của gia đình tôi chỉ quanh quẩn ở các sạp hàng nhỏ lẻ trong chợ. Nhưng quy định mới sẽ là cơ hội để tôi mở rộng sản xuất, tìm kiếm thêm nhiều đầu ra ổn định”.

Song về phía người tiêu dùng, những người sử dụng trứng gia cầm làm nguyên liệu quen thuộc trong mâm cơm của gia đình, thì lại băn khoăn: Liệu thị trường trứng có bị thả nổi?! Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 70% lượng trứng gia cầm lưu thông trên địa bàn là từ các hộ nuôi nhỏ lẻ, chỉ có một vài cơ sở đầu tư bài bản “làm” trứng có chứng nhận. Chỉ riêng mặt hàng trứng vịt, mỗi ngày nguồn cung tại chỗ đáp ứng khoảng 24.000 quả, trong khi lượng tiêu thụ trên địa bàn từ 30.000 đến 40.000 quả. Chưa kể trứng gà nhập từ Bình Định, Đak Lak số lượng lên đến cả chục ngàn quả, rồi các loại trứng đã qua chế biến như trứng muối, trứng bắc thảo số lượng tiêu thụ cũng rất lớn. Hiện tại, hệ thống phân phối trứng gia cầm cũng chỉ dừng ở các điểm bán, các chợ là chính với hình thức đếm quả bán, còn những mặt hàng trứng có đóng gói chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rất ít và hầu như chỉ có mặt ở các siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Trong khi đó, ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng tỏ ra lo lắng khi trứng gia cầm không còn là đối tượng kiểm dịch. Trong tình hình hiện tại, quy định bỏ kiểm dịch dẫn đến việc quản lý sẽ khó khăn hơn, trứng trôi nổi giá rẻ khả năng sẽ tràn lan và khó kiểm soát. Do đó, người tiêu dùng nên chọn những cơ sở sản xuất trứng gia cầm an toàn, có chứng nhận quy trình sản xuất để có sản phẩm đảm bảo chất lượng. Cũng theo ông Thanh, mầm bệnh trên gia cầm có thể nhận biết, nhưng trứng gia cầm thì không thể, vì vậy cần phải tăng cường kiểm soát từ gốc đàn gia cầm.

Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.