Chưa có đầu ra cho cây mắc ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, toàn tỉnh có hàng trăm hộ dân đang tham gia trồng thực nghiệm và trồng tự phát cây mắc ca. Tuy nhiên, hiệu quả về mô hình này cũng như vấn đề đầu ra của sản phẩm đang khiến cho người dân phải băn khoăn.

  Những cây mắc ca của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn đã cho thu hoạch nhưng sản phẩm không bán được. Ảnh: Nguyễn Nhật
Những cây mắc ca của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn đã cho thu hoạch nhưng sản phẩm không bán được. Ảnh: Nguyễn Nhật

Chỉ tính riêng mô hình cây mắc ca qua sự chuyển giao của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai, đến nay tổng diện tích cây mắc ca trên địa bàn tỉnh là 215 ha, trong khi đó các hộ trồng tự phát thì chưa có số liệu thống kê đầy đủ. Từ năm 2006, cây mắc ca bắt đầu được trồng thí điểm tại 3 huyện: Đak Đoa, Chư Pah và Kbang.  

 Năm 2006, gia đình ông Nguyễn Văn Sơn (thôn 5, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) đã gom hết vốn lặn lội sang tận tỉnh Đak Lak mua 300 cây mắc ca về trồng xen với vườn cà phê 2 ha. Sau 10 năm trồng, số lượng cây sinh trưởng không đều, có cây ra quả có cây không. Trung bình mỗi năm, ông thu được khoảng 150 kg hạt. Tuy nhiên có sản phẩm nhưng gia đình ông Sơn cũng không biết bán ở đâu nên đành để lại ăn. Ăn chán rồi đem ra làm quà tặng người quen cho khỏi… phí. Sau một thời gian, nhiều cây không có trái hoặc cho trái kém nên ông Sơn đành chặt bỏ. Hiện giờ vườn mắc ca 300 cây của ông chỉ còn 50 cây.  

Cùng hoàn cảnh với ông Sơn, ông Bắc (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) cũng trồng 600 cây mắc ca từ năm 2006, sau thời gian dài thu hoạch không bán được cho ai. Ông Bắc đã tìm cách liên hệ bán cho một số thương lái ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nhưng giá chỉ được 70.000 đồng/kg. “Lúc nghe trên truyền hình thấy cây mắc ca triển vọng lắm nên tôi mới trồng diện tích lớn như vậy. Khi thu hoạch rồi thì chả biết bán ở đâu, hiếm hoi lắm mới có người đến mua 1-2 kg làm quà”-ông Bắc cho biết thêm.

Năm 2012, ông Ngô Văn Xá (huyện Đak Đoa) được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 350 cây mắc ca để trồng theo mô hình. Sau thời gian dài, những cây mắc ca trong vườn đã cho sản phẩm. Tuy nhiên dù đã đi nhiều địa phương tìm đầu ra cho sản phẩm nhưng ông Xá đành thất vọng quay về vì không có nơi nào thu mua sản phẩm này.

Bà Đinh HLuyến-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Chư Pah cho biết, cây mắc ca được trồng trên địa bàn đã từ lâu. “Hiện chưa có doanh nghiệp thu mua vì số lượng hạt mắc ca thu hoạch còn ít. Có thể thời gian tới, chúng tôi sẽ làm cầu nối liên hệ với một số đại lý tỉnh khác tiêu thụ cho người dân”-bà HLuyến nói.

Theo ông Nguyễn Trọng Khải-Trưởng trạm Khuyến nông huyện Đak Đoa thì hiện tại diện tích cây mắc ca trồng thí điểm trên địa bàn huyện đã bắt đầu ra hoa nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp (khoảng 30%) do thời tiết nắng nóng. “Hiệu quả ban đầu có thể thấy là không cao. Theo tôi nghĩ, loài cây này không hợp với khí hậu Tây Nguyên vì đây là loài cây xứ lạnh (có xuất xứ từ Úc). Chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không nên trồng tự phát. Hiện tại, trên địa bàn vẫn chưa có đại lý hay thương lái nào thu mua hạt mắc ca. Đối với lượng hạt đã thu hoạch thì bà con để lại dùng và làm quà biếu”.

Ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh cho biết, chắc chắn sẽ có người thu mua hạt mắc ca cho bà con. Nhưng hiện tại trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có doanh nghiệp nào đứng ra đầu tư cho sản xuất, đầu tư các công nghệ chế biến sản phẩm từ cây mắc ca. Trong thời gian qua, sản phẩm mắc ca trên địa bàn phụ thuộc vào thương lái và rõ ràng là rủi ro rất lớn. 

Nguyễn Nhật

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.