Bài 1: Diện tích mía liên tục mở rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất có thể xem là vấn đề sống còn của các nhà máy đường. Tuy nhiên phần lớn các nhà máy này khi đi vào hoạt động, không chỉ trong thời gian đầu, cũng để xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu, tranh mua tranh bán. Nguyên nhân do các công ty, nhà máy chưa hoặc chậm có một chiến lược phát triển bền vững. Vậy các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh, trong vụ sản xuất sắp tới, việc đầu tư cho vùng nguyên liệu đã tới đâu?

Phát triển diện tích mía...

Theo thống kê đến vụ mùa 2012-2013, toàn tỉnh có khoảng 31,5 ngàn ha mía, năng suất bình quân trên 65 tấn/ha, sản lượng khoảng 2,2 triệu tấn. Trong đó, khu vực phía Đông tỉnh có 23.135 ha, sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn; khu vực phía Đông Nam có khoảng 8.300 ha, sản lượng trên 530 ngàn tấn.
Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nguyên liệu vụ mùa 2011-2012. Hội nghị đã cung cấp rất nhiều thông tin về tình hình vùng nguyên liệu, tình hình của ngành mía đường, hoạt động của nhà máy, tâm tư, ý kiến của người trồng mía và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Hy vọng niên vụ mía năm nay sẽ không còn cảnh ứ đọng nguyên liệu như những niên vụ trước. Ảnh: Đ.T
Hy vọng niên vụ mía năm nay sẽ không còn cảnh ứ đọng nguyên liệu như những niên vụ trước. Ảnh: Đ.T

Mới có mấy năm mà xã Pờ Tó, huyện Ia Pa có sự đổi thay mau chóng. “Tất cả là nhờ có cây mía. Nhiều nông dân khá lên là nhờ cây mía”-ông Lê Trọng Nam-Chủ tịch UBND xã cho biết. Ông có khoảng 100 ha mía, vụ rồi nhập cho nhà máy gần 2 ngàn tấn mía cây. Pờ Tó là xã mà có đến 2 ngàn ha mía trong tổng số 3.900 ha toàn huyện Ia Pa. Đây cũng là xã có năng suất mía rất cao-trên 100 tấn/ha.

Gắn với hoạt động đầu tư

Nhằm giữ vững và phát triển vùng mía đảm bảo công suất hoạt động của nhà máy, các công ty mía đường đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ người trồng mía một cách thiết thực. Suất đầu tư đối với mỗi ha mía của Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai trong vụ mùa vừa rồi là 25 triệu đồng/ha trồng mới và 15 triệu đồng/ha chăm sóc. Ngoài ra, công ty đầu tư thêm phân bón bổ sung có hàm lượng kali cao với định mức 4 triệu đồng/ha. Đầu tư phân vi sinh, vôi, bã bùn cùng với các chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu như khuyến khích đối với những chuyển đổi tham gia mô hình cơ giới hóa, khuyến khích trồng giống mía chín sớm, khuyến khích diện tích nhận đầu tư trồng, chăm sóc mía, chính sách cho vay mua xe vận chuyển mía, mua máy kéo nhỏ và các thiết bị kèm theo để trồng, chăm sóc mía với tổng giá trị đầu tư, hỗ trợ lên đến 140 tỷ đồng (mía giống, phân bón, tiền mặt, máy móc...). Với những chính sách tích cực này, vụ mùa 2011-2012, số hộ hoàn thành hợp đồng mua bán mía với nhà máy đạt 92,25%.

Trong khi đó với Nhà máy Đường An Khê, đơn vị đã tập trung vào công tác cơ giới hóa đồng ruộng góp phần cải thiện kỹ thuật làm đất, tạo điều kiện cho người trồng mía mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mía. Thực hiện chính sách hỗ trợ giá về cơ giới hóa và giống mía mới, giải quyết một phần khó khăn cho nông dân. Công tác nghiệm thu theo dõi diện tích đầu tư tương đối chính xác, sản lượng mía đầu tư, tổng vốn đầu tư trả nợ đạt 100% đúng tiến độ kế hoạch đề ra, tạo được mối quan hệ hợp tác gắn kết giữa người trồng mía với nhà máy một cách ổn định.

Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B

Tham gia đầu tư vùng nguyên liệu tại khu vực phía Đông tỉnh còn có Công ty cổ phần Mía đường Bình Định. Đến nay, Công ty đã đầu tư tại khu vực này 5 ngàn ha mía, trong đó trồng mới 2 ngàn ha, chăm sóc 3 ngàn ha, tổng vốn đầu tư 72 tỷ đồng. Các giống mía mới được đưa vào trồng đại trà gồm: K88-65, K88-92, VN 84-4135... nhằm tăng năng suất và chữ đường.

Cùng với các nhà máy, công ty mía đường, nhiều địa phương trong tỉnh nhất là vùng có cây mía phát triển cũng đã chú trọng đầu tư thực hiện dự án sản xuất mía bền vững. Huyện Kbang dành 260 triệu đồng thực hiện mô hình thí điểm giống mía mới k88-92 trên 10 ha tại xã Lơ Ku và Nghĩa An để sau đó có điều kiện nhân rộng. Còn thị xã An Khê đầu tư 4,2 tỷ đồng để thí điểm mô hình phát triển mía bền vững. Dự án triển khai tại 5 xã thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới vì vậy thành công có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, đẩy nhanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước.

Ông Thái Văn Chuyện-Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thành Thành Công, đơn vị đang nắm giữ cổ phần chi phối Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai, cho biết: Chủ trương của Tập đoàn là tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng của vùng nguyên liệu Ayun Pa, nhất là khu vực khó khăn để hỗ trợ nông dân sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho nhà máy. Xây dựng mô hình mẫu cung cấp giống mía, cơ giới hóa trong quá trình sản xuất. Công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ cho nông dân trồng, chăm sóc, vận chuyển, thu hoạch. Sắp tới, Công ty sẽ hình thành trung tâm cung cấp giống mía khu vực nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng mía”.

Thất Sơn
 

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.