Gần 61.000 tỷ đồng phát triển ngành thủy sản đến năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT Vũ Văn Tám, ngành thủy sản cần phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Cần 60.857 tỷ đồng để phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 là một trong những nội dung được nêu ra tại Hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” vừa được tổ chức tại Hà Nội. Theo đó, 30.000 tỷ đồng dành cho phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; 24.257 tỷ đồng phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản và 6.600 tỷ đồng phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản.

 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, ngành thủy sản cần phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, ngành cũng cần hình thành các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm, đảm bảo phát triển hài hòa, đồng bộ và lâu bền vì lợi ích tổng thể.

Theo Quy hoạch, mục tiêu đến năm 2020, sản lượng khai thác thủy sản của cả nước sẽ đạt 2.400.000 tấn với mức tăng trưởng giá trị sản xuất khai thác hàng năm đạt 16-17%; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn với tăng trưởng bình quân 5,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ đôla.

Để đạt được các mục tiêu trên, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đối với lĩnh vực khai thác, ngành cần tổ chức đánh giá nguồn lợi thủy sản làm căn cứ cho việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản và bố trí tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp; nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của nước ta; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác, đặc biệt đối với đội tàu đánh bắt xa bờ.

Bên cạnh đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng cần chú trọng vào nhập công nghệ sản xuất giống mới, hiện đại, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản, ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản.Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu, sản xuất và tăng thị phần các sản phẩm giá trị gia tăng, phù hợp với sức mua, thị hiếu của từng thị trường; phát triển mạng lưới cung cấp, bán buôn đến hệ thống siêu thị thông qua liên kết với nhà nhập khẩu, nhà cung cấp đầu mối.

Ngoài ra, tập trung đầu tư phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu theo chiều sâu, đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường…

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.