Trường Tiểu học Đak Yă: Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ; cơ sở vật chất khang trang, học sinh thân thiện… là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến thăm Trường Tiểu học Đak Yă (huyện Mang Yang)-ngôi trường vùng khó vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

    Một tiết học ở Trường Tiểu học Đak Yă. Ảnh: T.B
Một tiết học ở Trường Tiểu học Đak Yă. Ảnh: T.B

Đặt chân đến Trường Tiểu học Đak Yă, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là không gian sân trường hết sức yên bình, rợp bóng cây xanh. Tại 3 điểm trường lẻ (điểm trường thôn Mỹ Giang, điểm trường làng Đak Yă, điểm trường làng Đak Trôk) cũng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ. Trong mỗi lớp học, những chậu cây, chậu hoa tươi tốt do chính các em học sinh tự phụ trách từ việc trồng đến chăm sóc… đã tạo nên không gian xanh cho lớp học. Cô Đoàn Thị Kim Thoan-Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Việc tạo môi trường xanh-sạch-đẹp giúp các em học sinh có khoảng sân chơi thông thoáng, mát mẻ; đồng thời, nâng cao ý thức của các em học sinh trong việc bảo vệ không gian xanh của trường, từ đó các em thêm gắn bó với trường lớp”.

Năm học 2016-2017, Trường Tiểu học Đak Yă có 20 lớp với 442 học sinh, trong đó có 173 học sinh dân tộc thiểu số. Để các em gắn bó hơn với trường lớp, Ban Văn thể phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức sinh hoạt vui chơi ngoài giờ với các trò chơi dân gian theo chủ đề hàng tháng và tập hát múa theo điệu cồng chiêng... Ngoài ra, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức tham quan, dã ngoại nhằm tạo cho các em những sân chơi lành mạnh, bổ ích, qua đó giúp các em hiểu hơn về truyền thống anh hùng của cha ông, bồi đắp lòng yêu nước ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, tinh thần đoàn kết tập thể để giúp học sinh phát triển đồng đều cả thể chất và trí tuệ. Do các em còn nhỏ tuổi nên nhiều em khá rụt rè, ngại giao tiếp. Bằng tình yêu thương của mình, các giáo viên đã gần gũi, dành nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc, uốn nắn cho các em. Nhờ thế, các học sinh trong trường đều rất mạnh dạn, lễ phép, gặp thầy-cô giáo hay người lạ đến trường đều ngoan ngoãn cúi chào. Thư viện của trường cũng được quan tâm đầu tư với hơn 14 ngàn đầu sách các loại và hơn 1 ngàn bộ dụng cụ thực hành (đàn, bộ chữ, bộ học toán, kỹ thuật...). Hoạt động của thư viện đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học của cán bộ, giáo viên và học sinh. Ngoài ra, nhà trường cũng đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị phục vụ 74 học sinh ăn, nghỉ trưa tại trường; thực hiện tốt công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn tập thể.

 Nhờ môi trường học tập thân thiện, sự gần gũi, quan tâm của tập thể giáo viên, các em học sinh dần có ý thức hơn đối với việc học của mình, tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với những người xung quanh. Sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017, tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 99,8%. Chị Nguyễn Thị Mai Hương (thôn Châu Sơn, xã Đak Yă)-một phụ huynh có con đang theo học tại trường cho biết: “Con tôi theo học ở trường đã được 3 năm, trường sạch sẽ, khang trang khiến chúng tôi rất yên tâm. Thầy-cô giáo cũng hết sức thân thiện, gần gũi nên các cháu được chăm sóc, tiến bộ hơn trong học tập. Nhờ thế, con tôi rất thích đến trường và về nhà thường kể chuyện trường lớp”.

“Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã khó, giữ vững danh hiệu này càng khó hơn. Chính vì vậy, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường sẽ luôn nỗ lực, chủ động đa dạng hóa các nội dung học tập; lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với nội dung của tuần, của tháng để tránh sự đơn điệu, lặp đi lặp lại nhằm giúp học sinh phát huy tốt tính chủ động, tích cực trong việc học và thêm yêu trường lớp”-cô Đoàn Thị Kim Thoan cho biết thêm.

 Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.
Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ hoặc bị tai nạn té ngã mà người nhà không biết, một học sinh lớp 8 ở TP. Cần Thơ đã sáng chế bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân với tên gọi SmartCare. Sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học Kỹ thuật toàn quốc vào tháng 3 năm nay.