Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Dù là một trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số nhưng Trường Mẫu giáo Hoa Sen được đánh giá là không thua kém gì các trường ở vùng thuận lợi bởi điều kiện dạy và học ở đây rất tốt, xứng đáng là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1”-ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Kbang khẳng định.

Ẩn sau những hàng cây rợp bóng mát, khuôn viên Trường Mẫu giáo Hoa Sen (xã Sơn Lang, huyện Kbang) lúc nào cũng được cô và trò giữ sạch sẽ. Những vườn hoa nhỏ đua nhau khoe sắc, những luống rau xanh mơn mởn đang mùa thu hoạch và những bộ đồ chơi ngoài trời do chính tay các cô giáo và phụ huynh làm luôn sẵn sàng chờ đón các bé khám phá. Đến đây, tôi ấn tượng bởi một môi trường sư phạm trong lành, thân thiện và an toàn cho trẻ.

 

Học sinh Trường Mẫu giáo Hoa Sen được học tập trong môi trường giáo dục toàn diện. Ảnh: N.G
Học sinh Trường Mẫu giáo Hoa Sen được học tập trong môi trường giáo dục toàn diện. Ảnh: N.G

Trong các lớp học, việc bài trí đồ chơi theo từng chủ đề như: âm nhạc, mỹ thuật, vườn cổ tích, góc truyền thống... đã tạo ra một không gian lý thú cho các bé. “Hàng tháng, chúng tôi tổ chức những cuộc thi làm đồ chơi cho trẻ để tạo nguồn đồ chơi phong phú, để các bé thấy mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui khi luôn được khám phá những điều mới lạ. Đó cũng là dịp để chúng tôi gắn kết phụ huynh với nhà trường khi kêu gọi họ cùng tham gia. Điều đáng mừng là nhiều năm trở lại đây, phụ huynh học sinh Bahnar đã tham gia rất tích cực hoạt động này”-cô Cao Thị Thương-Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Sen cho biết.

Trong mỗi lớp học ở Trường Mẫu giáo Hoa Sen, sự hiện diện của những ngôi nhà sàn bé xíu, xinh xắn, những chiếc đàn t’rưng hay những bộ cồng chiêng được chính tay phụ huynh làm bằng đồ tái chế đã thể hiện được sự quan tâm của người dân tộc thiểu số ở đây với việc học của con em mình khác hẳn so với trước kia. Do đó, việc có tới hơn 48% học sinh người dân tộc Bahnar từ lâu đã không còn là hạn chế, khó khăn của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Tại 4 điểm làng, các lớp học của trường cũng được xây dựng chuẩn mực với sân chơi sạch sẽ, cây xanh phủ bóng mát và được trang bị nhiều đồ chơi phát triển vận động cho trẻ như xích đu, cầu trượt, bập bênh do chính tay cô giáo và phụ huynh làm. Chính nhờ môi trường sư phạm hấp dẫn nên 4 điểm làng đã thu hút được 100% trẻ 3-5 tuổi ra lớp và thường xuyên duy trì sĩ số ở mức 100%. Đặc biệt hơn khi nhiều năm gần đây, nhà trường đã không còn phải hàng ngày đi từng nhà vận động các em tới lớp. “Chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền để người dân thấy rằng việc cho con em đi học là có lợi cho gia đình mình. Bên cạnh đó, khi nhà trường cho gia đình thấy được sự tiến bộ của trẻ thì tự nhiên sẽ nhận được sự tin tưởng từ phía phụ huynh”-cô Cao Thị Thương cho biết thêm.

Để giữ vững lòng tin của phụ huynh, Ban Giám hiệu cùng tập thể giáo viên, nhân viên Trường Mẫu giáo Hoa Sen luôn chủ động phối hợp cùng gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo phương pháp khoa học. Với 100 trẻ bán trú, nhà trường hết sức quan tâm đến công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. 100% trẻ trong trường được thăm khám, theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng và tiêm chủng phòng-chống bệnh dịch theo mùa. Nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá trẻ 5 tuổi để kịp thời phát hiện những hạn chế từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn giúp trẻ phát triển tốt, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1.

Môi trường sư phạm xanh-sạch-đẹp-an toàn của Trường Mẫu giáo Hoa Sen đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các bậc phụ huynh có con em trong lứa tuổi mầm non. Chị Võ Thị Thu Hà (thôn 1, xã Sơn Lang)-Hội trưởng Hội Phụ huynh học sinh lớp 5 tuổi bày tỏ: “Con tôi học ở Trường Mẫu giáo Hoa Sen từ năm 3 tuổi và tôi cảm thấy rất hài lòng với môi trường học tập cũng như cách dạy dỗ của các cô giáo ở đây. Cháu yêu thích đến trường, phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần và được học những điều cần thiết để phát triển toàn diện”.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.