Thừa Thiên-Huế: Nô nức vào hội vật truyền thống Thủ Lễ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khác với mọi năm, sáng mùng 6 Tết Ất Mùi, thời tiết tại Thừa Thiên-Huế nắng sớm, nhiệt độ trên 30 độ C nhưng Hội vật truyền thống làng Thủ Lễ với lịch sử hình thành hàng trăm năm vẫn thu hút một lượng khán giả đông đảo đến để cổ vũ cho các đô vật. Đáp lại sự quan tâm này, các đô vật đã thi triển rất nhiều đòn thế đẹp mắt, độc đáo và nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt từ công chúng.
 

Quang cảnh sới vật Thủ Lễ đầu Xuân Ất Mùi.
Quang cảnh sới vật Thủ Lễ đầu Xuân Ất Mùi.

Sáng 24-2 (tức mùng 6 Tết Ất Mùi), hàng ngàn người dân và du khách nô nức về sân đình làng Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế để vào hội vật Thủ Lễ truyền thống năm 2015.

Đây là một nét đẹp văn hóa đầu Xuân có từ hàng trăm năm nay với mục đích cầu năm mới những điều tốt đẹp nhất. Đồng thời, giữ gìn và phát triển môn thể thao truyền thống dân tộc, tạo sân chơi rèn luyện sức khỏe hấp dẫn.
 

Những pha vật quyết liệt dành chiến thắng trên sới vật Thủ Lễ.
Những pha vật quyết liệt dành chiến thắng trên sới vật Thủ Lễ.

Mở màn hội vật làng Thủ Lễ, hai đô vật cao niên ngoài 75 tuổi của làng Thủ Lễ lên sới biểu diễn các đòn thế điêu luyện thể hiện ý muốn lớp trẻ hôm nay nối tiếp truyền thống thượng võ của quê hương, đồng thời gợi nhắc bề dày lịch sử của hội vật làng Thủ Lễ.

Tiếp đó, cả sới vật vang lên tiếng reo hò, cổ vũ cho hàng chục cặp đô vật ở độ tuổi thanh niên và thiếu niên tham gia tranh tài. Hội vật làng Thủ Lễ cũng áp dụng luật thi đấu vật dân tộc. Theo đó, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ, với đòn đánh làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng".

Theo các vị cao niên, hội vật Thủ Lễ mùng 6 Tết ra đời từ thời các chúa Nguyễn với mục đích tuyển chọn những thanh niên trai tráng, có sức khỏe tốt để tham gia vào quân đội triều đình. Ngày nay hội vật được duy trì và diễn ra hàng năm, thu hút ngày càng đông đảo các đô vật trong của nhiều địa phương trong vùng đến tranh tài.

Đặc biệt năm nay, hội vật có sự tham gia của hơn 100 đô vật thuộc hai lứa tuổi: thiếu niên và thanh niên đến từ khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.
 

Ảnh: Bùi Oanh
Ảnh: Bùi Oanh

Ông Ngô Thời Phong-Trưởng ban Tổ chức hội vật làng Thủ Lễ chia sẻ, hội vật ngày đầu Xuân mới gắn với đình làng Thủ Lễ-di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngoài việc rèn luyện tài năng, sức khỏe của con dân trong làng, đây cũng là dịp để con em của Quảng Điền đang làm ăn sinh sống ở phương xa và du khách hiểu hơn truyền thống văn hóa lịch sử của quê hương Quảng Điền. 

Bùi Oanh

Có thể bạn quan tâm

Tự hào đất Tổ

Tự hào đất Tổ

(GLO)- Hàng năm, vào ngày 10-3 âm lịch, những người con đất Tổ lại tề tựu và thành kính dâng lễ tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku). Từ niềm tự hào nguồn cội, mỗi người đều tự nhắc mình nỗ lực phấn đấu, chung tay góp sức cho quê hương thứ hai ngày càng giàu đẹp.

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...