Pháp và Đức cần đóng vai trò 'nhân tố làm thay đổi cuộc chơi'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo trang mạng project-syndicate.org, sau nhiều năm lựa chọn những lộ trình khác biệt, cuối cùng Pháp và Đức cũng đã cùng nhau khôi phục quan hệ đối tác thời hậu chiến.
Tuy nhiên, giờ là lúc cả hai quốc gia này cần nỗ lực hơn nữa với việc phát triển một chiến lược cách tân, an ninh và quản trị để dẫn dắt nền kinh tế châu Âu trong thế kỷ 21.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: EPA/EFE)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: EPA/EFE)
56 năm sau khi Tổng thống Pháp Charles de Gaulle và Thủ tướng Đức Konrad Adenauer ký Hiệp ước Élysée, cuối tháng 1/2019, lãnh đạo đương nhiệm của hai nước đã gặp mặt tại Aachen, địa điểm lịch sử của châu Âu, để ký một thỏa thuận hợp tác mới, một hiệp ước mà cả châu Âu cần hoan nghênh mạnh mẽ. 
Bất chấp những khó khăn chính trị trong nước và giai đoạn tăng trưởng chững lại trên toàn châu Âu cũng như mớ bòng bong Brexit, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cùng nhau tái khẳng định cam kết và sự đồng thuận của mình bằng Hiệp ước Aachen, đặt nền móng cho một hội đồng kinh tế Pháp-Đức mới, cũng như cho hợp tác sâu sắc hơn trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là 28 điều khoản của hiệp ước thực tế vẫn còn rất mơ hồ. Rõ ràng, nội dung hiệp ước cần được soạn thảo theo một phương pháp mới, phù hợp với thế giới ngày nay, một thế giới nơi chính trị không còn là thứ chỉ diễn ra trong các cuộc tranh luận kín của các quan chức và bộ trưởng. Sự tham gia mạnh mẽ của xã hội dân sự là cách duy nhất để giúp ích cho hai chính phủ đang phải vật lộn với các thách thức và vượt qua chủ nghĩa bảo thủ của mình.
Chúng ta đang bước vào thời đại nơi tốc độ, chứ không phải tiền bạc, mới là thứ quyết định hướng đi của các sự kiện, và là nơi kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực là nhân tố then chốt dẫn tới thành công. Trong nền kinh tế nơi mà lợi thế thuộc về kẻ mạnh như hiện nay, của cải sẽ dồn về túi những người nhanh nhạy nhất.
Với chương trình Horizon 2020 trị giá 87 tỷ USD, có thể nói số tiền mà Liên minh châu Âu (EU) chi cho nghiên cứu và cách tân nhiều hơn hẳn những gì mà Mỹ đầu tư vào Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiến bộ Quốc phòng (DARPA) trong suốt 60 năm qua (55 tỷ USD). Tuy nhiên, trong khi các nghiên cứu của DARPA đã trực tiếp dẫn tới những thành tựu như Internet (cụ thể là mạng Arpanet, tiền thân của Internet ngày nay), microchip, công nghệ do thám, GPS, nhận diện giọng nói và phương tiện giao thông tự hành, thì người ta vẫn đang đặt dấu hỏi về những sáng tạo mang tầm vóc thay đổit thế giới của châu Âu. Rõ ràng, phương pháp mới là thứ đáng để nói đến, chứ không phải chi phí mà người ta bỏ ra.
Châu Âu có thể nghĩ rằng họ vẫn giữ một vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực nghiên cứu, ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc đang bỏ xa khu vực trong việc sáng tạo ra những “điều thần kỳ” và những công nghệ số quy mô cho tương lai. Thực tế đáng buồn lại không như những gì châu Âu vẫn nghĩ.
Tại Hội thảo về Hệ thống Xử lý Thông tin Thần kinh mới nhất, số lượng các nghiên cứu thành văn về trí thông minh nhân tạo (AI) đã được công bố của Mỹ chiếm tới 85%, trong khi con số này của toàn bộ các nước châu Âu gộp lại chỉ là 7%.
Không ngạc nhiên khi những chiến lược cách tân mang tầm quốc gia thiếu sự kết nối và rời rạc của châu Âu đang tụt hậu. Kai-Fu Lee, cựu Giám đốc Google tại Trung Quốc, thậm chí còn miêu tả AI giống như một đồng xu hai mặt với một bên là Mỹ và bên còn lại Trung Quốc. Thực tế đối với nhiều người, châu Âu gần như vắng mặt trong “địa hạt” AI.
Giờ là lúc châu Âu cần nỗ lực nhiều hơn nữa để vươn lên vị thế tiên phong. Điều đầu tiên mà châu Âu cần làm là thay đổi phương pháp của mình. Chủ nghĩa Jacob (giai đoạn cách mạng Pháp 1789) hay tản quyền kiểu Đức đều không còn phù hợp với thế giới ngày nay.
Với việc tạo dựng ra những tiền đề để khích lệ khu vực theo đuổi các sáng kiến mới, Hiệp ước Aachen cần được xem là một cơ hội đáng hoan nghênh để khôi phục vị thế cho xã hội dân sự châu Âu không chỉ với tư cách là một nhân tố đem đến những ý tưởng chính trị mà còn là một nhân tố định hướng và hành động.
Để đạt được mục tiêu này, châu Âu cần ngay lập tức triển khai những biện pháp mạnh mẽ. Trước hết là thành lập một cơ quan cách tân mở với tất cả các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nghiên cứu mang tính đột phá, với nền tảng là một hệ sinh thái sáng tạo để đảm bảo tối ưu hóa tốc độ phát triển.
Hơn thế nữa, châu Âu cần cứng rắn trong lĩnh vực an ninh mạng, để bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng và dân chủ của mình. Chỉ có xây dựng một liên minh an ninh mạng, chia sẻ dữ liệu và phối hợp trong lĩnh vực hành pháp, châu Âu mới có thể bù lấp được những lỗ hổng về chủ quyền của mình.
Cuối cùng, châu Âu cần phải đầu tư một cách chiến lược cho lĩnh vực không gian, bởi đây sẽ là nơi quyết định cuộc chạy đua về thông tin liên lạc, định vị địa lý và công nghệ phương tiện tự hành - chứ chưa nói đến các cuộc xung đột về quân sự. Điều không may là nhà sản xuất tên lửa châu Âu ArianeGroup vừa mới cắt giảm 25% nhân sự, do sự ám ảnh của các nước thành viên châu Âu về vấn đề lợi nhuận trong ngắn hạn. Những suy nghĩ hạn hẹp kiểu này đang cản trở bước tiến và khả năng hành động của châu Âu.
Châu Âu cần có một chiến lược khác biệt và nhanh nhạy hơn trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Hiệp ước Aachen có thể là một nền tảng tốt song châu Âu vẫn rất cần những hành động cương quyết và tức thời.
Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.