Đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ tập trung vào 7 vấn đề then chốt nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giới chức Mỹ và Trung Quốc từ ngày hôm nay sẽ chính thức khởi động các cuộc đàm phán về thương mại.
Ảnh: Nytimes
Giới chức Mỹ và Trung Quốc từ ngày hôm nay sẽ chính thức khởi động các cuộc đàm phán về thương mại với hy vọng đạt được một thỏa thuận trong khoảng thời gian “đình chiến” kéo dài 90 ngày giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Bloomberg, dù rằng các cuộc đàm phán cấp trung nhiều khả năng khó mang lại bước đột phá, vẫn có lý do để hy vọng bởi cả hai bên đối điện với khả năng thuế quan sẽ tăng trở lại vào tháng 3/2019 nếu không có một thỏa thuận nào được đưa ra. 
Cũng trong tháng này, sau khi vòng đàm phán trên kết thúc, Mỹ và Trung Quốc sẽ có đàm phán cấp cao, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ.
Dưới đây là 7 vấn đề quan trọng mà vòng đàm phán lần này sẽ tập trung vào:
Bản quyền sở hữu trí tuệ
Phía Mỹ cáo buộc rằng Trung Quốc buộc các công ty Mỹ phải chia sẻ nhiều công nghệ cốt lõi và đánh cắp bản quyền trí tuệ, vấn đề này có vai trò then chốt với bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai. 
Các vòng đàm phán trong vòng 90 ngày sẽ tập trung vào nhiều thay đổi cấu trúc trong cách mà Trung Quốc giải quyết những vấn đề chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tấn công tin tặc và nhiều vấn đề khác, phía Mỹ tuyên bố sau khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập có cuộc gặp gỡ tại Argentina.
Trung Quốc đã thông báo nhiều hình thức trừng phạt để có thể hạn chế sự tiếp cận của các công ty đối với tín dụng và chương trình hỗ trợ của nhà nước nếu có phát hiện công ty sai phạm trong bản quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đồng thời đang phác thảo luật để có thể ngăn hoạt động chuyển giao công nghệ bắt buộc. Tuy nhiên cách thực thi chính sách như thế nào lại là chuyện khác.
Huawei và 5G
Công ty Huawei Technologies, công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc từ phía Mỹ và nhiều nước đồng minh về việc có thực thi nhiều chương trình được tài trợ bởi chính phủ Trung Quốc. 
Công ty đang đẩy nhanh việc phát triển công nghệ 5G, hiện tại công ty đang sở hữu khoảng 1/10 các bằng sáng chế trên thế giới. Tuy nhiên sự phát triển của công ty đã khiến cho phía Mỹ khó chịu. Phía Mỹ đã công bố sẽ cấm sản phẩm của Huawei được sử dụng trong cách hợp đồng liên quan đến chính phủ Mỹ và hối thúc nhiều nước khác làm tương tự. 
Made in China 2025
Chương trình Made in China 2025 đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành một trong những nước có nền sản xuất hàng đầu bằng cách tập trung phát triển 10 lĩnh vực đang phát triển như robot, phương tiện đi lại sử dụng năng lượng sạch và công nghệ sinh học.
Tham vọng phát triển trong ngành công nghiệp của Trung Quốc đã khiến Nhà Trắng Mỹ khó chịu, Nhà Trắng cho rằng những chương trình được chủ trương bởi nhà nước Trung Quốc vi phạm quy định của WTI và có thể tạo ra sân chơi thiếu bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài. Các biện pháp thuế mà Tổng thống Trump đưa ra nhắm rất nhiều đến các ngành được đặt trọng tâm phát triển của Made in China 2025.
Năng lượng
Căng thẳng thương mại đã làm gián đoạn cái mà có thể coi như một thỏa thuận “ngọt ngào” cho cả hai nước. Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu và khí đốt lớn trong khi Trung Quốc nổi lên trong vai trò nước mua lớn nhất với cả hai sản phẩm nào. 
Dù việc gỡ bỏ đi thuế trả đũa mà Trung Quốc đang áp với khí đốt Trung Quốc có thể khiến doanh số bán hàng tăng lên, mối lo lớn hơn chính là việc làm sao để các công ty Trung Quốc có thể lấy lại được niềm tin để đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án khí đốt tại Mỹ. Trong khi đó, bất kỳ sự trấn an nào từ phía Bắc Kinh về việc Bắc Kinh sẽ không áp thuế cao với sản phẩm dầu thô Mỹ cũng sẽ giúp làm giảm bớt đi lo lắng đã khiến cho doanh số sụt mạnh vào năm ngoái. 
Nhập khẩu nông sản
Giới đầu tư sẽ phải chờ xem liệu các biện pháp đáp trả từ phía Trung Quốc đối với nông sản Mỹ, trong đó bao gồm đậu tương, ngô, bông, thịt lợn có được gỡ bỏ. Việc bỏ đi các mức thuế cao này có thể ngay lập tức khiến cho các công ty tư nhân nối lại việc mua nông sản Mỹ. 
Trung Quốc có thể gỡ bỏ thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số loại hạt của Mỹ mà Trung Quốc là bên mua lớn nhất, ngoài ra Trung Quốc có thể cho phép nhập khẩu trở lại sản phẩm thịt lợn Mỹ sau khi Trung Quốc “bật đèn xanh” với hoạt động mua gạo từ Mỹ. Nếu các cuộc đối thoại thất bại, Trung Quốc sẽ có thể hủy đi một số đơn hàng mua đậu tương đã được đặt trong vài tuần qua.
Thuế với ngành ô tô
Sau khi áp thuế trả đũa 25% với phương tiện đi lại nhập khẩu từ Mỹ, từ ngày 1/1/2019, Trung Quốc tạm thời loại bỏ đi thuế với ô tô nhập khẩu nhằm giảm căng thẳng với Mỹ. Trước đây, biện pháp đánh thuế bổ sung đã gây hại đến tất cả các hãng xe bán xe ô tô sản xuất tại Mỹ vào thị trường Trung Quốc, trong đó phải kể đến Tesla, BMW AG và Daimler AG. Doanh số bán ô tô tại Trung Quốc đã giảm 6 tháng liên tiếp tính đến hết tháng 11/2018. Doanh số bán xe ô tô tháng 12/2018 dự kiến được công bố trong tuần này. 
Quyền tiếp cận với các ngân hàng 
Trung Quốc đã cam kết cho phép các công ty tài chính nước ngoài tiếp cận nhiều hơn với các tổ chức tài chính Trung Quốc. 
Trong tháng 11/2018, UBS AG trở thành ngân hàng đầu tiên giành được quyền kiểm soát một công ty chứng khoán tại địa phương theo luật được nới lỏng từ năm 2018. JP Morgan Chase & Co và Nomura Holdings vẫn đang chờ được chấp thuận để được mua 51% cổ phần tại các liên quanh nội địa. 
Chủ tịch Tập Cận Bình đang tính đến nới lỏng chính sách. Còn theo dự báo của Bloomberg Economics, dù kinh tế Trung Quốc có tăng trưởng chững lại, ngân hàng ngoại và các công ty chứng khoán sẽ có thể thu về ước khoảng 32 tỷ USD lợi nhuận mỗi năm từ năm 2030.
Trung Mến (BizLIVE)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.