Mưu đồ bá quyền của Trung Quốc vấp nhiều trở ngại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực đang vấp phải nhiều phản ứng khi hàng loạt nước đang điều chỉnh lại quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng công cuộc mưu đồ bá quyền của Trung Quốc ở châu Á vẫn rất mong manh.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Manila hôm 20 – 21/11 diễn ra vào giai đoạn chuyển giao quan trọng trong trật tự khu vực.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Manila hôm 20 – 21/11 diễn ra vào giai đoạn chuyển giao quan trọng trong trật tự khu vực.
Giới quan sát đánh giá chuyến thăm không thể tạo ra một quan hệ liên minh chiến lược như mong muốn của Bắc Kinh mà chỉ phơi bày khát vọng bá chủ còn sớm của nước này, khiến các quốc gia láng giềng ngột ngạt.
Các hội nghị thượng đỉnh của khu vực, bao gồm cấp cao Asean và APEC, chứng kiến quan hệ kiểu Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từng nhấn mạnh hàm ý ảm đạm trong quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng là khiến các nước nhỏ cuối cùng bị ép phải chọn đứng về phe nào.
Philippines là nước đồng minh hiệp ước của Mỹ, nhưng những thay đổi chính sách gần đây của chính quyền Philippines khiến nước này nổi lên như một nút thắt quan trọng trong cuộc cạnh tranh quyết liệt Mỹ - Trung để giành vị trí áp đảo ở khu vực.
Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, quốc gia Đông Nam Á này được cho là có thể trở thành chiếc vương miện cho chính sách ngoại giao ngoại biên của ông Tập, với chiêu thức quyến rũ các nước láng giềng không thân thiện bằng rất nhiều công cụ khích lệ kinh tế.
Trong một bài bình luận vừa đăng trên Channel News Asia, nhà phân tích người Philippines Richard Heydarian viết rằng, dù được kỳ vọng cao, chuyến thăm Philippines vừa qua của nhà lãnh đạo Trung Quốc không mang lại đột phá lớn nào trong các lĩnh vực cùng quan tâm. Không rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc, Philippines đang cân nhắc kỹ càng ván cược của họ. Điều đó cho thấy công cuộc mưu đồ bá quyền của Trung Quốc ở châu Á mong manh như thế nào, ông Heydarian viết.
Nhà phân tích này cho rằng, theo nhiều cách khác nhau, ông Tập đang phải trả giá cho niềm hân hoan quá sớm của mình trên con đường xác định địa vị cho Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, nhà lãnh đạo này vấp bị dư luận trong và ngoài nước chỉ trích vì “chê” phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình và ca ngợi chính sách hành xử quyết liệt, không kiềm chế trong các vấn đề quốc tế.
Ông Long Yongtu, cựu thứ trưởng Thương mại và là người phụ trách quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Trung Quốc, công khai chỉ trích chính quyền của ông Tập là “không nghĩ đủ sâu” khi ứng xử với các đối tác quốc tế, đặc biệt là Mỹ.
Như một chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc từng đánh giá, có “những dấu hiệu cho thấy sự bất hòa trong nội bộ đảng ở Trung Quốc đang gia tăng”.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đang vấp phải phản ứng trên khắp khu vực, với ngày càng nhiều nước như Maldives, Malaysia, Pakistan và Úc đang xem lại quan hệ kinh tế và chiến lược của họ với Bắc Kinh. Sáng kiến Vành đai Con đường rất được lãnh đạo Trung Quốc coi trọng đang bị nhìn qua lăng kính bẫy nợ của Sri Lanka.
Thêm vào đó, chính sách “ngoại giao nộ khí” của Trung Quốc đang đẩy nhiều nước nhỏ ra xa. Điều này được thể hiện chua xót tại Thượng đỉnh APEC, nơi các nhà ngoại giao Trung Quốc được cho là đã tìm đến tận văn phòng của Ngoại trưởng Papua New Guinea để đòi sửa dự thảo thông cáo chung.
Cuộc so găng quyết liệt giữa Washington và Bắc Kinh khiến APEC lần đầu tiên trong lịch sử hai thập kỷ của tổ chức này không ra được thông cáo chung. Những cố gắng của các cường quốc tầm trung, đặc biệt là Indonesia và Úc, không thể khiến hai siêu cường nhất trí về ngôn ngữ cuối cùng trong tuyên bố chung.
Giới quan sát cho rằng điều tội tệ hơn là Trung Quốc đang làm hồi sinh chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump, nhằm cùng các cường quốc khu vực kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hợp tác với Nhật Bản và Úc, Mỹ đang theo đuổi Sáng kiến minh bạch Ấn Độ - Thái Bình Dương để theo dõi, phơi bày và chống lại chính sách ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Quốc cũng như những mối đe dọa đối với tự do hàng hải và tự do bay ở khu vực.
Cùng với Úc, Washington đã quyết định tăng cường hợp tác chiến lược và quốc phòng với các nước Nam Thái Bình Dương để chống lại dấu chân ngày càng nhiều của Trung Quốc ở khu vực này. Cùng với Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, chính quyền Trump đang đối phó với sự hiện diện chiến lược ngày càng tăng của Trung Quốc trên khắp Ấn Độ Dương. Theo rất nhiều cách khác nhau, đây là chiến lược xoay trục thực sự sang châu Á mà nhiều nhà quan sát đã dự đoán từ trước.
Bình Giang (theo Channel News Asia/TPO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.