'Đình chiến thương mại' Mỹ - Trung: Cú hãm phanh kịp thời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được “thỏa thuận đình chiến thương mại” trong cuộc gặp Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Argentina, động thái được đánh giá là giúp tháo gỡ những “nút thắt” khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào đối đầu suốt nhiều tháng qua.  
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Buenos Aires, Argentina ngày 1/12/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Buenos Aires, Argentina ngày 1/12/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Tại cuộc gặp, Mỹ và Trung Quốc nhất trí không áp đặt các biện pháp thuế quan mới sau ngày 1/1/2019, thời điểm Washington dự định áp đặt các mức thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Ngược lại, Trung Quốc đã đồng ý mua một lượng lớn hàng nông sản, năng lượng và các sản phẩm khác của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại song phương.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ xem xét việc phê duyệt thỏa thuận mua lại NXP của nhà sản xuất chip Mỹ Qualcomm mà trước đây bị Trung Quốc không thông qua do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Việc trì hoãn áp thuế suất mới sẽ được áp dụng trong vòng 90 ngày để hai nước tiến hành các đàm phán nhằm tháo "ngòi nổ" chiến tranh thương mại.
Quyết định hòa hoãn được đánh giá là hết sức quan trọng đối với tương lai thương mại toàn cầu này đạt được trong bữa ăn tối làm việc giữa hai nhà lãnh đạo, dường như cũng cho thấy Mỹ và Trung Quốc muốn làm dịu bầu không khí căng thẳng. Thay vì một cuộc gặp mang quá nhiều nghi lễ ngoại giao, cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra được tổ chức trong một bữa ăn tối, được đánh giá sẽ tạo điều kiện để hai bên thoải mái và dễ dàng trao đổi với nhau hơn. 
Các cuộc thảo luận tại bữa tối về việc tháo gỡ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này kéo dài gần 2 giờ rưỡi, nhiều hơn một giờ đồng hồ so với dự kiến ban đầu. Cả hai bên đều tỏ ra hài lòng với những gì đạt được với những tràng pháo tay vang lên vào cuối sự kiện.
Trước khi sự kiện diễn ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rằng ông "rất vui" được gặp giới lãnh đạo Mỹ và ông nhận thấy dịp này là một cơ hội để trao đổi quan điểm, thống nhất về các vấn đề cùng quan tâm và hoạch định giai đoạn tiếp theo của các mối quan hệ Trung - Mỹ.
Kết quả “đình chiến thương mại” cho thấy hai nhà lãnh đạo đã tận dụng hiệu quả cơ hội này. Bầu không khí hòa dịu và thân thiện cũng được các chính khách tham gia bữa tối làm việc thể hiện khi chụp hình chung, điều vốn tương phản với sự mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên kể từ khi chiến tranh thương mại song phương nổ ra trước đó. 
Cả phía Mỹ và Trung Quốc đều ngay đưa ra những tuyên bố bày tỏ thái độ hài lòng. Nhà Trắng dẫn lời Tổng thống Trump nói rằng mối quan hệ của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "rất đặc biệt". Ông Trump nói: “Tôi nghĩ rằng đó sẽ là lý do chính tại sao chúng ta có thể sẽ kết thúc để đạt được cái gì đó sẽ tốt cho cả Trung Quốc lẫn Mỹ".
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói thêm rằng hai nước sẽ lập tức “khởi động đàm phán những thay đổi mang tính cấu trúc” về nhiều vấn đề song phương như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an ninh mạng và nhiều ưu tiên khác của Mỹ. 
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhận định thỏa thuận quan trọng nói trên đã thực sự ngăn chặn nguy cơ gia tăng xung đột về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời mở ra cơ hội mới cho hợp tác cùng thắng. Ông nhắc lại rằng lãnh đạo hai nước nhất trí Trung Quốc và Mỹ "có thể và cần phải" đảm bảo thành công trong quan hệ song phương.
Thỏa thuận đình chiến thương mại này có thể coi là một kết quả “hai bên cùng thắng” bởi trong những tháng qua, căng thẳng đã leo thang đến mức "đâm lao phải theo lao". Sau khi Mỹ áp đặt thuế suất 10% trị giá 200 tỷ USD đối với các sản phẩm của Trung Quốc vào cuối tháng 9, Trung Quốc trả đũa bằng cách áp thuế từ 5 - 10% trị giá 60 tỷ USD đối với các hàng hóa nhập khẩu của Mỹ.
Trước đó, Mỹ đã áp đặt mức thuế 25% trị giá 50 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung, và Trung Quốc trả đũa bằng cách áp dụng cùng một mức thuế suất trên cùng một lượng sản phẩm của Mỹ. Thiệt hại của cả hai bên do các biện pháp trừng phạt lẫn nhau đang ngày càng lớn, trong khi tác động tiêu cực tới hệ thống kinh tế - thương mại toàn cầu cũng đã bộc lộ rõ.
Việc hai bên nhất trí tạm ngưng các biện pháp thuế quan là bước đi kịp thời và cần thiết hãm “con tàu” chiến tranh thương mại đang lao nhanh kéo theo những hệ lụy khôn lường.   
"Lệnh hoãn binh" này được nhìn nhận có thể giúp thị trường toàn cầu phấn chấn hơn, đồng thời cũng củng cố thị trường chứng khoán và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.  Động thái của cả hai bên là bước hòa hoãn cần thiết, tạo không gian cho các cuộc đàm phán và thương lượng sắp tới. 
Tuy nhiên, khả năng hai bên có thể tìm ra những giải pháp cần thiết trong vòng 90 ngày, mà thực chất là có thể chấp nhận những điều kiện được đưa ra mặc cả trên bàn đàm phán và nhượng bộ những yêu sách của nhau hay không, vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung nói chung và thâm hụt thương mại giữa hai nước nói riêng luôn là câu chuyện dài kỳ và phức tạp. Có ý kiến cho rằng Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc đang áp dụng chiến lược chung là "một bước tiến hai bước lùi", khi cả hai bên đều cần phải rời bàn thương lượng với cảm giác như họ đã đạt được điều gì đó. 
Cũng không loại trừ khả năng Tổng thống Trunp đang dùng một phương cách khác để gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề thương mại, khi những lời đe dọa và cả biện pháp áp thuế thực tế trong vài tháng nay chưa thực sự khiến đối tác lớn của Washington “thay đổi” như ý muốn của Mỹ.
Nhìn chung, cuộc đối thoại Mỹ - Trung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đã kết thúc với những tín hiệu tích cực và lạc quan. Mặc dù quá trình tìm kiếm lợi ích chung lớn nhất chắc chắn sẽ gây khó khăn cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc và không thể giải quyết mọi bất đồng giữa hai nước hiện nay trong "một sớm một chiều", song thỏa thuận đình chiến trên cho thấy sự căng thẳng trong mối quan hệ hai nước trong cuộc thương chiến đã giảm đi đáng kể. Điều đó cho thấy quan hệ Trung - Mỹ vẫn không mất đi định hướng tích cực tổng thể.
Lương Tuấn (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.